Page 45 - nam bo xua va nay
P. 45

hai Sở tham biện là Bắc Trang và Trà Vinh, ly sở của Sở tham biện
    Trà Vinh vẫn đặt tại làng Minh Đức.  Quá trình đô thị  hóa địa bàn
    Minh Đức bắt đầu.
         Năm  1868,  thực  dân  Pháp  cho  nhập  hai  Sở tham  biện  Bắc
    Trang và Trà Vinh lại  thành Sở tham biện Trà Vinh.  Ly  sở chính
    thức đặt tại làng Minh Đức.

         Năm  1876, thực dân Pháp đổi Sở tham  biện Trà Vinh thành
    Tiểu khu hành chính Trà Vinh. Và ngày  1-1-1900, lại đổi Tiểu khu
    hành chánh thành tỉnh. Tỉnh Trà Vinh (Province de Travinh) chính
    thúc được hình thành và ly sở vẫn là làng Minh Đức.
         Bên  cạnh  việc  sắp  xếp  và ổn  định  việc  phân  chia địa  giới,
    cũng như thống nhất tên gọi, thực dân Pháp ráo riết đẩy mạnh quá
    trình khai  thác thuộc địa nhằm củng cố tài  lực, vật lực đủ sức tiến
    hành cuộc  chiến  tranh  lấn  chiếm  ra  miền  Trung,  miền  Bắc.  Quá
    trình thực dân hóa của Pháp ở Trà Vinh, cũng như ở cả Nam kỳ, gắn
    chặt với  quá trình  địa chủ hóa.  Nếu  trước  ngày  Pháp  xâm chiếm,
    chế độ sở hữu ruộng đất ở Trà Vinh vẫn là chế độ “điền manh”, có
    nghĩa là  mỗi  hộ nông  dân  tự làm chủ  trên  mảnh đất  mà  mình  đổ
    công khai phá, thì nay, thực dân Pháp tạo mọi điều kiện cho giai cấp
    địa chủ hình thành và phát triển, tạo ra gọng kềm thứ hai  áp bức,
    bốc lột người dân nghèo rồi trở lại phục vụ tận tụy cho chính quyền
    và sản sinh và dung túng chúng. Quá trình địa chủ hóa lại đi đôi với
    quá trình bần cùng hóa người  nông dân.  Một bộ phận nông dân ở
    nông thôn bị  mất đất phải ra thành thị bán nốt phần tài sản còn lại
    duy nhất của mình - đó là sức lao động.

         Do vậy, có thể nói, khi thiết lập ách cai trị tại Trà Vinh, thực
    dân Pháp đã đẩy mạnh cùng lúc bốn quá trình: thực dân hóa, đô thị
    hóa, địa chủ hóa và bần cùng hóa người nông dân. Việc đô thị hóa

                                                                 49
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50