Page 46 - nam bo xua va nay
P. 46
địa bàn tỉnh ly là hết sức cấp bách phục vụ quá trình thực dân hóa.
Trong khi, quá trình địa chủ hóa và bần cùng hóa người nông dân
nhanh chóng tạo ra những đợt nhập cư mới vào tỉnh ly, đẩy mạnh
hon quá trình đô thị hóa. Đó là giai cấp địa chủ muốn về tỉnh ly để
tận hưởng cuộc sống phồn hoa (hầu hết các địa chủ lớn khắp Trà
Vinh đều có nhà cửa, tài sản tại thị xã) và người nông dân mất đất
buộc phải trôi dạt về đây, hình thành giai cấp công nhân và lớp
nghèo thành thị.
Trong suốt lịch sử của mình, thị xã Trà Vinh chứng kiến ba
đợt đồ thị hóa mạnh.
Đợt thứ nhất diễn ra ở hai thập niên trước và sau năm 1900.
Giai đoạn này, thực dân Pháp tiến hành quy hoạch tỉnh ly Trà Vinh
thành một đô thị nhỏ với quy mô dân số hon 10.000 dân. Địa bàn
chủ yếu của đô thị này là làng Minh Đức cũ. Một loạt cây xanh và
các công thự, biệt thự có kiến trúc theo kiểu văn hóa Pháp được
dựng lên. Trong đó, phải kể đến các kiến trúc: tòa bố, tòa án, bót
Ông Cò, bưu điện, bệnh viện, trường học... Tiếc rằng nay chỉ còn
tồn tại nguyên trạng bót Ông Cò (cơ quan Bộ đội biên phòng) và
Tòa án.
Đợt thứ hai diễn ra vào những năm từ 1965 đến 1975. Đây là
giai đoạn đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đẩy mạnh tư sản hóa
giai cấp địa chủ nhằm làm chỗ dựa cho chúng và chuẩn bị cho kế
hoạch hậu chiến. Do vậy, việc đô thị hóa thị xã Trà Vinh tiếp tục
được đẩy mạnh. Địa bàn mới là phần đất “xóm Cù Lao” của làng
Long Bình cũ. Tức phần đất nay thuộc phường Ba, Bốn và Năm. Vì
thế, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng thị xã thân yêu của chúng ta như
bị chia thành hai nửa: Nửa phía tây là những khu phố cổ với nhiều
công thự, biệt thự, nhiều cây cổ thụ và đường phố xinh xắn theo
50