Page 157 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 157
Những ai từng nghe ông Hai Phát đàn tam hòa
bản Lưu thủy trường với đàn tranh 21 dây của
Vĩnh Bảo trong băng Nam Bình II (băng Nam
Bình I và II mang tên “Tiếng Đàn Tranh” phát
hành năm 1969), thì sẽ ngạc nhiên thấy dưới
bốn đầu ngón tay thần diệu của ông, cung bậc
trở thành phân minh chững chạc, âm vang tròn
trịa phong phú như bất cứ loại đàn dây nào có
phím. Đó là những đoạn chuyển biến khoan
thai; nhưng khỉ chạy chữ nhanh (vélocité) thì
âm thanh dồn dập như thác đổ, nhịp điệu gút
mắc, chứng tỏ một tài năng và sự điêu luyện đã
đẽn mức tột đỉnh. Nếu chạy chữ trên cây đàn vĩ
cầm (violon) đòi hỏi phải có thính giác mẫn tiệp,
ngón đàn chính xác thế nào, thì chạy chữ trên
đàn tam cũng như vậy, mà còn cao hơn thế nữa,
vì vĩ cầm với bốn dày ảm hưởng hơn, âm thanh
phát ra dễ hơn, nghe rõ hơn.
Lối đàn cò của ông Hai Phát là kéo cung dài;
đàn mực thưâc đạo mạo thật là sâu sắc theo thế
hệ cổ. Một buổi sáng vào hạ tuần tháng 11 năm
1972, từ Tòa Thánh Tây Ninh về, ông cùng nhạc
sĩ Bảy Hàm đến thăm tôi [Vĩnh Bảo]. Lần này
gặp lại, tôi thấy hai chân của ông sưng, lở loét,
bên ngoài băng vải, sức khỏe xuống dôc thấy rõ.
Sau nửa giờ thăm hỏi, tôi mang đàn ra đ ể cùng
156 I NGUYỄN THUYẾT PHONG