Page 256 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 256

gia, giám đốc khách sạn, người thợ kim hoàn và tài
            xế taxi. Ông làm mọi chuyện và không bao giờ bán
            linh hồn  cho  quỷ dữ để đổi lấy danh vọng và tiền
            tài.  Ồng vẫn  luôn  là  một  nhạc  sĩ.  Hai  bộ  đĩa  gắn

            mác Béka và OCORA (Đài phát thanh Pháp) được
            thu  cho  UNESCO  đã  thể hiện lòng  tôn kính  đến
            ông và khiến tiếng tăm ông càng thêm lừng lẫy dù
            Việt Nam đã có một nhạc sĩ lừng lẫy Trần Văn Khê.

            Trên bước độc hành,  để thích nghi với  những đổi
            thay của  cuộc  sống,  ông đã học  tiếng  Pháp, tiếng
            Anh, Khmer, Trung Quốc và Nhật. Ông là “báu vật
            sống” mà quốc gia ông đang thừa hưởng.

                Trước  khi  trở  thành  một  nhạc  sĩ  lỗi  lạc  như
            ngày nay, ông đã trải qua cả thế kỷ trầm kha.  Ông
            biểu diễn âm nhạc hằng đêm như cách tự soi sáng
            cho  đoạn đường  đời khúc khuỷu của mình.  Cuộc

            sống  đó  khởi  nguồn  từ  châu  thổ  sông  Cửu  Long
            (Mê  Kông)  trong  suốt  thời  gian  thuộc  địa.  Vĩnh
            Bảo lớn lên trong một thế giới hỗn loạn. “Thời đó,
            chúng tôi là người của xứ Đàng Trong chịu ách cai
            trị của Pháp”, ông nhớ lại. Ông nghỉ học từ lớp năm

            (hết tiểu học).  Con chim  sổ lồng quá sớm.  Không
            còn  nằm  trong  vòng  tay  bảo  bọc  của  cha  mình,
            Vĩnh  Bảo  tách  khỏi  cuộc  sống  gia  đình  và  quyết
            định sống tự lập ở độ tuổi  14. Năm 1929, ông định

            cư ở Sài Gòn.  Sau đó, trong những năm tiếp theo,

                         VĨNH BẢO, MỘT CON NGƯỜI KIÊN ĐINH  I  255
   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261