Page 267 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 267
OCORA/ƯNESCO xuất bản ở Pháp trong đó có
tiếng đàn độc đáo của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
mà tôi kính quí, có khi ông hòa tấu cùng với các tài
tử thượng thặng của Sài Gòn thuở nào, và có lúc
đàn chung với giáo sư Trần Văn Khê ở Pháp. Thời
gian trôi qua. Tôi không hình dung được rằng một
ngày nào đó mình được vinh hạnh gặp ông tận mặt,
khi chiến tranh đã lùi dần thật xa và khi đất nước
Việt Nam được hồi sinh.
Năm 2012, hai người bạn tôi là giáo sư Nguyễn
Thuyết Phong và thạc sĩ Phan Tôn Tịnh Hải hướng
dẫn người tài xế luồn lách qua lại trong những con
hẻm nhỏ xíu ngoằn ngoèo ở một nơi nào đó trong
thành phố bây giờ gọi là thành phố Hồ chí Minh,
giống như vùng địa đàng tôi chưa từng đặt chân
tới. Rồi phải dừng lại để đi bộ ngang qua những
ngôi nhà nhiều tầng nhấp nhô cái này xen kẽ cái nọ.
Chúng tôi được đón tiếp ở cửa và đưa lên tầng trên
bằng cầu thang ba đoạn, nơi có nhiều nhạc cụ, sách
vở, máy tính, và đó cũng là phòng dạy nhạc. Một
con người năng động tuổi ngoài 90, nhạc sư Vĩnh
Bảo, chào đón chúng tôi trong thân tình bằng tiếng
Anh và bắt đầu cuộc trao đổi, chia sẻ vê' cuộc đời,
về âm nhạc, và sự quyết tâm bảo vệ nển âm nhạc
truyền thống của mình. Cái gạt tàn thuốc đầy ắp,
chứng tỏ ông còn có thể hút thuốc nhiều. Sau đó
266 I TERRY E. MILLER