Page 10 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 10
phát triển, có những cộng đồng do đã tích lũy được nhiều
truyền thống, đức tính nên có thể vươn lên để chiếm lấy
không gian thuận lợi cho sự phát triển của mình. Và đây
phải chăng là cộng đồng người Việt được rèn luyện qua cuộc
đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Chứng tôi xin trích dẫn hai lập luận trên để mở đầu
cho tập giai thoại lịch sử này. Ớ đây, chúng tôi chỉ chọn
một số chuyện có liên quan đến công cuộc mở mang bờ cõi
ở phương Nam dưới thời các chúa Nguyễn, đã được Quốc sử
quán triều Nguyễn ghi chép và trong tác phẩm của một số
sử gia người Việt cùng tài liệu của vài giáo sĩ phương Tây
có thời gian sống ở Đàng Trong vào hai thế kỷ XVII, XVIII;
hầu khôi phục phần nào bức tranh mở nước gian khổ của
ông cha ta trong mấy thế kỷ qua. Điều lạ lùng mà chắc
ai cũng cảm nhận là tiến trình mở cõi về phương Nam
trong thời gian này dường như được diễn ra theo một trình
tự định sẵn từ trước. Trong suốt gần một thế kỷ rưỡi tính
từ lúc chúa Nguyễn Phước Nguyên gẫ công nữ Ngọc Vạn cho
quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II năm 1620, rồi mượn
đất Prey Nokor- Kas Kobey để thiết lập trạm thuế (1623),
đến khi quốc vương nước này là Nặc Tôn dâng đất Tầm
Phong Long năm 1757 để tạ ơn; mọi việc cứ tuần tự diễn
ra theo từng nấc từ thấp đến cao. Phải chăng sứ mạng lịch
sử dân tộc dưới thời các các chúa Nguyễn là mở mang bờ
cõi ở phương Nam? Vì vừa hoàn tất cuộc Nam tiến thì Đàng
Trong rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, tạo
điều kiện cho phong trào Tây Sơn xuất hiện, mở ra giai
11