Page 112 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 112
“Mùa xuân năm Bính Thân (1776- NHH), nha môn
trấn phủ được thiết lập. Đến tháng 7 năm ấy, quan Hiệp
trấn phủ (tức Lê Quý Đôn) mới thừa lệnh vương thượng
(tức Trịnh Sâm - NHH) hiểu thị cho nhân dân trong hạt
từ đây về sau phải dùng y phục của nước nhà đã có từ
xưa đến nay.
“Địa phương này (tức Đàng Trong), nguyên trước kia
cũng tuân theo quốc tục, trong việc ăn mặc. Ngay nay
vâng nhờ ân đức Vương thượng đã đẹp yên được chôn biên
phương, trong ngoài đã hợp đồng với nhau, thì chính trị
và phong tục phải được thống nhứt. Vậy những người nào
hiện còn bận thường phục theo kiểu áo quần người Tàu
thì phải thay đổi theo thể chế quốc tục. Còn cách cải chế
thì cứ phải y thể chế nhà nước mà làm. Vậy từ nay y
phục phải đổi theo quốc tục thì áo quần nên may bằng vải
lụa thông thường. Chỉ những quan chức mới được phép
dùng pha những hàng sa la, trừu đoạn mà thôi. Còn
những hàng gấm vóc cùng những hàng màu có thêu rồng,
vẽ phượng thì nhứt luật không được quen thói tiếm dụng
mặc thường như trước nữa.
“Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được mặc thứ
áo ngắn tay và cổ đứng, còn tay áo rộng hay hẹp thì được
tùy tiện. Áo thì từ bên nách trở xuống cần phải khâu liền
vào cho kín đáo, không được hở hang. Duy đàn ông có muốn
mặc thứ cổ tròn và cửa ống tay hẹp để làm việc cho thuận
tiện thì cũng được phép. Còn áo làm lễ thì phải dùng thứ
113