Page 134 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 134
riêng, chở riêng: Qui An, Qui Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ,
Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh
cho dân tùy tiện lập ấp vỡ hoang cày cấy, nộp thuế và đặt
quan lại để trưng thu.
Năm 1744, đúc ấn quốc vương, cho thay đổi y phục.
Chính dinh Phú Xuân đổi thành đô thành Phú Xuân.
Năm 1747, dẹp tan cuộc nổi loạn do Lý Văn Quang, một
thương nhân người Hoa cầm đầu ở Trấn Biên (Biên Hòa).
Năm 1755, tiếp nhận hai xứ Tầm Bôn, Lôi Lạp do Nặc
Nguyên hiến để chuộc tội, lập hai phủ Tân An, Gò Công.
Năm 1757, lập Đông Khẩu đạo ở Sa Đéc, Tân Châu đạo
ở Tiền Giang và Châu Đốc đạo ở Hậu Giang trên đất Tầm
Phong Long (giữa sông tiền và sông Hậu) do Nặc Tôn hiến
để đền ơn. Lại sai Mạc Thiên Tứ lấy đất Giá Khê (Rạch
Giá) làm đạo Kiên Giang và Cà Mau làm đạo Long Xuyên.
Cuộc khai mở ở Đàng Trong được xem như kết thúc.
Mất vào tháng 4 năm At Dậu (7-6-1765), thọ 51 tuổi,
ở ngôi chúa được 27 năm; táng tại núi La Khê gọi là lăng
Trường Thái; miếu hiệu là Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng đê.
Có 30 người con (18 Công tử và 12 Công nữ)
9. NGUYỄN PHƯỚC THUAN (17654777) TỮC CHÚA ĐỊNH
VƯƠNG
Là con thứ 16 của Nguyễn Phước Khoát với bà Nguyễn Thị
Ngọc Cầu. Sanh vào tháng 11 năm Giáp Tuất (31-12-1753)
135