Page 139 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 139

đồ thế giới thì xứ Đàng Trong thường được ghi  là Cauchinchine
                      hay  Cauchine  hay  tương  tự,  ấy  chỉ  là  vì  do  ghi  sai  hoặc  vì
                      tác  giả  làm  bản  đồ  muốn  cho  người  ta  biết  xứ  này  như  là

                      cửa  vào  và  là  khởi  đầu  của  Trung  Quốc.
                          Xứ  này,  về  hướng  Nam,  giáp  vĩ  tuyến  11,  về  hướng  Bắc,
                      xế  về  hướng  Đông  Bắc,  giáp  xứ  Đàng  Ngoài,  về  hướng
                      Đông,  có  biển  Đông  và  về  hướng  Đông  và  hướng  Tây  xế
                      về  Tây  Bắc,  giáp  nước  Lào.

                          Còn  về .diện  tích  thì  tôi  chỉ  nói  về  Đàng  Trong  vốn  là
                      một  phần  của  Đại  vương  quốc  Đàng  Ngoài,  trước  kia  thuộc
                      về  ông  cố(1)  của  chúa  đương  thời  cai  trị  Đàng  Trong,  người
                      đã  chống  lại  chính  vua  Đàng  ngoài.  Cho  tới  nay  người  Bồ
                      chỉ  buôn  bán  với  xứ  này  và  các  cha  dòng  chúng  tôi  cũng
                      chỉ  hoạt  động  ở  xứ  nay  để  thiết  lập  đạo  Kitô.
                          Xứ  Đàng  Trong  trải  dài  hơn  một  trăm  dặm  theo  bờ

                      biển,  ở  vĩ  tuyến  11,  cho  tới  vĩ  tuyến  17,  chỗ  bắt  đầu  quốc
                      gia  của  chúa  Đàng  Ngoài.  Bề  rộng  không  lớn  lắm,  chỉ  chừng
                      hai  mươi  dặm  Ý,  đất  bằng,  một  bên  là  biển  và  một  bên
                      là  dãy  núi  chạy  dài  có  kẻ  Mọi  ở,  tên  này  gọi  có  nghĩa  là
                      man  di.  Mặc  dù,  họ  là  người  Đàng  Trong,  nhưng  họ  không
                      nhìn  nhận  chúa  cũng  như  không  thần  phục  ngài.  Họ  đóng
                      đô  và  chiếm  giữ  miền  núi  rất  hiểm  trở.
                          Xứ  Đàng  Trong  chia  thành  năm  tỉnh.  Tỉnh  thứ  nhất




                      1.  Lúc  này Nguyễn  Phước  Nguyên  (1613-1635)  làm  chúa  ở  Đàng Trong
                      tục  gọi  là  chúa  Sãi.  Như vậy,  ông cô' tức  là  Nguyễn  Kim,  thân  sinh  của
                      Nguyễn  Hoàng.  Nguyễn  Hoàng  (1600-1613),  tục  gọi  là  chúa  Tiên.


                      140
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144