Page 137 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 137
đi qua hải cảng của các châu Phước Kiến (Foukien) tỉnh
Quảng Đông (Kouang Tong) và hải ngoại. Chúng tôi vượt
biển Bảy Hòn đảo (Thất Châu Dương TsT-tcheou-Yang -
Đảo Taya) (4) đi ngang biển An Nam (Giao chỉ dương - Kiao
Tche Yang) và đến xứ Chiêm Thành (Tchan Ch’eng).
ơ đấy, nhờ thuận gió, trong vòng mười lăm ngày ta có
thể đến thị trấn Chân Bồ (Tchen P’ou vùng Vũng Tàu - Bà
Rịa), đó là biên giới xứ Chân Lạp.
Đoạn từ Chân Bồ theo hướng khôn thân (tây nam - 1/
6 nam), chúng tôi đi ngang qua biển Côn Lôn (K’ouen
Lonen, Poulo Condor) và vào cửa sông. Sông này có hàng
chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư (tức cửa
Tiền Giang vào Mỹ Tho), các ngả khác có nhiều bải cát
thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn
cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng
qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các thủy thủ
cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.
Từ đó, thuận giòng nước tiến lê hướng Bắc lối mười lăm
ngày, chúng tôi vào lãnh thổ tên là Tra Nam (Tch’a Nan
tức tỉnh Kompong Chnang ngày nay), một trong những tỉnh
của Chân Lạp”, (tr.21-23)
“Bắt đầu vào Chân Bồ (vùng Vũng Tàu - Bà Rịa) hầu
hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa
rộng của con sông lớn chạy dài hàng trăm lý, bóng mát
um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành
138