Page 138 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 138

T



        nhiều  chỗ  trú  xum  xê.  Tiếng  chim  hót  và  thú  vật  kêu  vang
        dội  khắp  nơi.  Vào  nửa  đường  trong  cửa  sông,  người  ta  mới
        thấy  lần  đầu  cánh  đồng  bỏ  hoang,  không  một  gốc  cây  nào.
        Xa  hơn  tầm  mắt  chỉ  toàn  là  cỏ  kê  đầy  dẫy.  Hàng  trăm
        ngàn  con  trâu  rừng  tựu  hợp  từng  bầy  trong  vùng  này.  Tiếp
        đó,  nhiều  con  đường  dốc  đầy  tre  chạy  dài  hàng  trăm  lí.  Loại
        tre  này  có  gai và  măng  thì  có  vị  rất  đắng...”  (tr.80)



        CHRISTOPHORO  BORRI  TRONG  “XỨ  ĐÀNG  TRONG
        NĂM  1621”  <*>

            “Xứ  Đàng  Trong  được  người  Bồ  gọi  như  vậy  nhưng  trong
        tiếng  bản  xứ  là  Anam  có  nghĩa  là  miền  Tây.  Đối  với  nước

        Tàu,  xứ  này  thực  sự  nằm  ở  phía  Tây.  Nhưng  người  Nhật
        gọi  xứ  này  là  Cochi,  trong  tiếng  bản  xứ  của  họ,  cũng  có
        nghĩa  là  Anam  trong  tiếng  Đàng  Trong.  Nhưng  người  Bồ
        đã  vào  Anam  để  buôn  bán,  họ  dùng  tiếng  Nhật  Coci  và
        tiếng  Tàu  Cina  mà  thành  tiếng  thứ  ba  là  Cocincina  để  chỉ
        xứ  này,  chủ  ý  phân  biệt  Cocin  cạnh  Cina  với  tỉnh  Cocin
        thuộc  Ân  Độ,  do  người  Bồ  chiếm  đóng.  Còn  trong  các  bản



        (*) Cristophoro  BORRI  sanh năm  1583 tại Milan (Ý), vào  dòng Tên năm
        1601.  Ông  qua  Ân  Độ  năm  1615  và  tới  Đàng Trong,  cải  trang  làm  bồi
        tàu năm  1618.  Ông ở Đàng Trong đến năm  1622 thi về Macao. Tác phẩm
        về  xứ Đàng Trong được ông viết bằng tiếng Ý, xuất bản  năm  1631; được
        dịch  sang tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latinh, tiếng Hà  Lan, tiếng Đức
        vào  các  năm  1631-1633.  Ba  trăm  năm  sau  xuất  hiện  ở  Việt  Nam  bằng
        tiếng Pháp,  ơ  đây chúng tôi  xin  trích  dẫn  chương  I về  quốc  hiệu, vị  trí
        và  diện tích  của  xứ Đàng Trong (tr. 11-13),  theo bản  dịch tiếng Việt của
        Hồng  Nhuệ  -  Nguyễn  Khắc  Xuyên  -  Nguyễn  Nghị,  NXB.TP.HCM,  1998


                                                                    139
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143