Page 88 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 88
Cái đạo lý ở đời của người phương Đông xưa là tìm
minh chủ mà thờ. Xét tình thế nhà Minh không thể trung
hưng được nữa. Mạc Cửu ở lại Chân Lạp chăm lo buôn bán
làm giàu, rồi lại được làm Oc Nha ở nước này; song nội
tình và khí chất của hoàng triều Chân Lạp không chinh
phục được ông. Ông xin về khai thác đất Mang Khảm,
chẳng bao lâu đất này trở thành trù phú sung túc thu hút
nhiều thương nhân nước ngoài, đồng thời cũng thu hút lòng
tham của người Xiêm. Thế là của cải bị người Xiêm cướp
sạch. Hai năm bị cầm chân ở Vạn Tuế Sơn (Xiêm), nhưng
sức mạnh của vương triều Ayuthya không đủ sức thuyết phục
ông. Lại trôn về Lũng Kỳ (Trũng Kè, Lũng Cả, Luống Cày)
rồi về khôi phục Hà Tiên. Sức mạnh của người Việt qua
cái chí và cái khí của Quốc chúa Nguyễn Phước Chu đã
khiến Mạc Cửu đem dâng đất Hà Tiên cho chánh quyền
Phú Xuân. Từ đó, Mạc Cửu ra sức xây dựng và chiến đấu
bảo vệ Hà Tiên với tư cách một quan Tổng binh Hà Tiên,
một bề tôi của chúa Nguyễn. Sự kiện Mạc Cửu dâng đất
Hà Tiên cho chúa Nguyễn còn một khía cạnh khác cần suy
gẫm. Đó là phản ứng của Chân Lạp trước việc này.
Theo sử Cao Miên thì: “Năm 1710, sau khi quốc vương
Thomo Réachéa bỏ thủ đô, Ang Em (Nặc Ông Em) lên ngôi.
Đây là lần thứ nhì Ngài trị vì. Trong ba năm 1711, 1716
và 1722, Ngài đẩy lui ba lần tấn công của Thomo Réachéa
nhờ quân Xiêm trợ giúp. Ngài nhờ triều đình Huế che chở
và giúp mặt quân sự. Ngài phó thác việc phòng thủ các tỉnh
Peam (Hà Tiên), Kampot, Kompong Som cả cù lao Phú Quốc
89