Page 91 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 91

tiếp  tục  làm  Tổng  binh  Đại  đô  đốc  trấn  đất  Hà  Tiên  kế

                       nghiệp  cha.  Nhân  dịp  này  chúa  Ninh  vương  còn  ban  tặng
                       cho  Mạc  Thiên  tứ  ba  chiếc  "thuyền  long  bài”  không  phải
                       nộp  thuế  và  còn  cho  phép  mở  lò  đúc  tiền  dể  thông  thương
                       mua  bán  và  tìm  mua  của  quý  nộp  cho  chúa.  Đồng  thời  họ
                       Mạc  cũng  được  chúa  Nguyễn  lũy  phong  theo  lệ  “Thất  diệp
                       phiên  hàn”  (Bảy  đời  rào  dậu  cho  quốc  gia),  lấy  bảy  chữ
                       “Thiên  tử  công  hầu  bá  tử  nam”  nối  đời  làm  chữ  lót  đặt
                       tên,  lấy  năm  chữ  “Kim  mộc  thủy  hỏa  thổ”  trong  ngũ  hành
                       tương  sanh  khởi  đầu  từ  bộ  “Kim”  nối  đời  đặt  tên  và  thêm
                       bộ  “Ấp”  vào  chữ  “Mạc”  để  tỏ  ý  không  phải  cùng  họ  “Mạc”

                       đã  cướp  ngôi  nhà  Lê.
                           Để  đề  phòng  sự  xâm  nhập,  cướp  phá  của  Xiêm  và  Chân
                       Lạp,  Mạc  Thiên  Tứ  tuyển  mộ,  luyện  tập  binh  lính,  thường
                       xuyên  tu  bổ  hào  lũy,  tăng  cường  việc  bố  phòng  Hà  Tiên.

                       Mặt  khác  cho  khai  mở  ruộng  vườn,  thiết  lập  chợ  búa,  khai
                       thông  bến  bãi  để  thuyền  bè  ra  vào  tiện  lợi.  Thị  trấn  Hà
                       Tiên  được  đặt  tên  là  Phương  Thành  (còn  gọi  là  Trúc  Bằng
                       thành).  Thương  nhân  và  lữ  khách  các  nước  tới  ngày  một
                       đông  đảo.
                           Mạc  Thiên  Tứ  chiêu  nạp  văn  tài  các  nơi,  mở  “Chiêu  Anh

                       Các”,  ngày  ngày  cùng  bàn  giảng  sách,  xướng  họa  thi  thơ,
                       nổi  tiếng  và  còn  lưu  truyền  đến  nay  trong  Hoạt  động  của
                       thi  đàn  này  là  “Hà  Tiên  Thập  Vịnh”  (Mười  bài  thơ  vịnh
                       cảnh  Hà  Tiên).  Văn  đoàn  này  mở  đầu  cho  việc  phổ  biến
                       việc  học  ở  đất  Hà  Tiên.



                       92
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96