Page 92 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 92
Đến năm 1739, cho rằng Mạc Thiên Tứ mới kế nghiệp
cha, chưa đủ sức phòng bị Hà Tiên, quốc vương Chân Lạp
Nặc Bôn mang quân xâm lấn. Mạc Thiên Tứ điều động
binh sĩ chiến đấu ngày đêm. Vợ Mạc Thiên Tứ là Nguyễn
thị động viên phụ nữ trong thành nấu cơm nước tiếp tế cho
binh sĩ. Giặc tan, họ Mạc được chúa Nguyễn khen ngợi, đặc
cách làm Đô đốc tướng quân, ban áo bào đỏ cùng mũ, đai.
Bà Nguyễn thị cũng được phong làm phu nhân. Vào năm
1747, giặc biển cướp phá vùng ven biển đạo Long Xuyên
(vùng Cà Mau) cũng bị Mạc Thiên Tứ dẹp yên.
Năm 1756, quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên uy
hiêp người Côn Man (người Chiêm Thành di cư sang Chân
Lạp), nhưng bị đánh bại, phải chạy sang Hà Tiên nương
nhờ họ Mạc. Mạc Thiên Tứ dâng thư lên chúa Nguyễn, nói
Nặc Nguyên có ý muốn dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp để
chuộc tội và xin cho về nước. Chúa Nguyễn đồng ý và cho
người hộ tống Nặc Nguyên về nước. Hai phần đất đó trở
thành hai phủ Gò Công và Tân An.
Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm
giám quốc, từ lâu có ý muốn làm vua Chân Lạp, liền dâng
hai xứ Preáh Trapeang và Bassac (tức vùng Trà Vinh, Ba
Thắc). Nhưng lúc ấy, Nặc Nhuận bị con rể giết chết cướp
ngôi. Con trai là Nặc Tôn chạy sang cầu cứu Hà Tiên. Mạc
Thiên Tứ đứng ra sắp xếp, xin chúa Nguyễn cho Nặc Tôn
làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn thuận và sai Mạc Thiên
Tứ cùng tướng sĩ năm dinh hộ tông đưa Nặc Tôn về nước.
93