Page 95 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 95

tham  mưu  điều  khiển  binh  tướng  đánh  Nặc  Nguyên.  Mùa
                      hạ  năm  Giáp  Tuất  (1754),  quân  ta  bắt  đầu  khởi  binh.
                      Nguyễn  Cư  Trinh  đến  đâu  giặc  đều  qui  phục;  đi  qua  đất  Tần
                      Lê(1)  ra  đến  sông  Lớn  (tức  sông  Vàm  cỏ)  để  cùng  hội  quân
                      với  Thiện  Chính  ở  đồn  Lô  Yêm.  Từ  đây  phủ  Lôi  Lạp  (tức
                      Soi  Rạp;  Gò  Công),  phủ  cầu  Nam  (Ba  Nam),  phủ  Nam  Vinh
                      (Nam  Vang)  đều  hàng  cả.
                          “Rồi  ông  chiêu  phục  người  Côn  Man  để  làm  thanh  thế.
                      Nặc  Nguyên  chạy  trốn  gần  Vĩnh  Long,  gặp  mùa  nước  nổi
                      phải  ngưng  đánh  phá.

                          “Đến  mùa  xuân  năm  Ât  Hợi  (1755),  ông  Thống  suất  về
                      đồn  Mỹ  Tho,  dẫn  hơn  vạn  người  Côn  Man  mới  chiêu  phục.
                                            (

                      Đến  đất  Vô  Tà  Ân  12)  bị  quân  Nặc  Nguyên  đổ  ra  đánh  úp,
                      quân  của  ông  Thiện  Chính  đi  tập  hậu  bị  mắc  bụi  rậm  vũng
                      lầy,  không  thể  đến  ứng  cứu  được.  Nguyễn  Cư Trinh  mới  đem
                      quân  đến  cứu  được  hơn  năm  ngàn  người  Côn  Man,  vừa  trai
                      vừa  gái,  rồi  đem  về  cho  trú  ở  núi  Bà  Đinh  (Bà  Đen).

                          “Ông  hạch  tấu  Thiện  Chính  về  tội  để  mất  cơ  ngơi  mà
                      bỏ  dân  mới  qui  phục.  Chúa  Nguyễn  giáng  Thiện  Chính
                      xuống  làm  chức  cai  đội  và  cho  ông  Trương  Phúc  Du  thay
                      thế.
                          “Nguyễn  Cư  Trinh  cùng  Phúc  Du  cho  người  Côn  Man  đi
                      tiên  phong  đánh  hai  phủ  cầu  Nam  và  Nam  Vinh.  Nặc




                       1.  Tần  Lê  có  lẽ  là  phiên  âm  Hán Việt của từ Khmer “Tônglê”  có  nghĩa
                       là  sông  lớn,  chỉ  đoạn  sông  Tiền  nằm  trong  đất  Lục  Chân  Lạp.
                       2.  Vô  Tà  Ân,  có  lẽ  là  vùng  Đồng  Tháp  Mười  ngày  nay.


                       96
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100