Page 125 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 125
108 Đồng Tháp Mười
Ở tiểu vùng thuộc tỉnh Long An, sông Vàm cỏ Tây (dài
185 km) và sông Vàm cỏ Đông (dài 270 km) ỉà hai tuyến
giao thông thủy quan trọng. Qua các thời kỳ lịch sử, hai
tuyến giao thông này đã góp phần to lớn trong việc phát
triển nhiều khu vực phía bắc và đông-bắc Đồng Tháp
Mười; và hiện nay vẫn đang giữ vai trò quyết định đốì với
việc phát triển các thị trấn Mộc Hóa, Thủ Thừa, thị xã Tân
An, v.v... Trong hệ thống giao thông thủy, các tuyến kênh
đào như kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, kênh Tân Thành - Lò
Gạch, kênh Hưng Điền, Kênh 28, kênh Dương Văn Dương
có vai trò tạo bước ngoặt cho công cuộc khai thác và phát
triển ở các vùng đất mới khẩn hoang trên tiểu vùng này.
về giao thông bộ, trước năm 1975 hầu như không có
tuyến đường nào ở tiểu vùng Long An. Trước đây, để đi từ
Sài Gòn vào khu vực trung tâm Đồng Tháp Mười, bằng
đường bộ, người ta phải theo quốc lộ 4 đến thị trấn Cai Lậy
(Tiền Giang), rồi từ đó theo tỉnh lộ 29 để lên Mộc Hóa.
Con đường tỉnh lộ 29 này thời Pháp xây dựng được một
đoạn từ Cai Lậy lên đến Mỹ Phước Tây, - chiều dài 11 km;
sau năm 1954 làm thêm được 35 km nữa đến Mộc Hóa.
Công trình đường bộ quan trọng nhất trên tiểu vùng này
là đường tỉnh lộ 49 chạy xuyên Đồng Tháp Mười từ thị xã
Tân An qua Tân Thạnh lên đến Mộc Hóa, được xây dựng
trong những năm đầu của thập niên 80. Tuyến này có tổng
chiều dài 77 km, qua 65 cầu lớn nhỏ, trong đó có 28 cầu dài
từ 12-251 mét. Từ tháng Tám 1995, đường này được nâng
câp và đổi tên là quốc lộ 62, theo tiêu chuẩn đường cấp 4
đồng bằng, - nền đường rộng 12 mét, mặt rộng 7 mét bằng
bêtông nhựa. Theo dự kiến, mặt đường được đắp cao vượt