Page 126 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 126
Nghiên cứu phát triển 109
mức đỉnh lũ cao nhất năm 1961, bảo đảm thông suốt giao
thông trong mùa lũ lụt. Kinh phí để thực hiện công trình
này là 150 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có các tuyến đường bộ khá quan trọng
khác như đường Tân Thạnh - Gãy Cờ Đen (dài 28 km),
đường Mộc Hóa - Vĩnh Hưng (nối dài quốc lộ 62, đến gần
biên giới Việt Nam - Campuchia), đường quốc lộ N-l chạy
dọc theo tuyến kênh Tân Thành - Lò Gạch (dài 50 km),
đường dọc kênh Hưng Điền (dài 26,3 km). Tính đến nay,
đã có 261,5 km đường được nâng cấp, và 667,2 km đường
cùng với 1.475 chiếc cầu được xây dựng mới trên tiểu vùng
này. Hệ thống đường tỉnh dài tổng cộng 239,3 km, hệ thống
đường huyện và đường xã lên tới 689 km. Tổng mức đầu tư
ước tính 214 tỷ đồng, trong đó phần do nhân dân đóng góp
tới 40,9%.
Nhận định chung về công cuộc phát triển giao thông ở
Đồng Tháp Mười. Nhìn chung, ngoài quốc lộ 30 và quốc lộ
62, hệ thống giao thông bộ ở Đồng Tháp Mười vẫn còn yếu
kém, nhất là kém về chất lượng. Nhiều con đường và
nhiều chiếc cầu bị tàn phá liên tục theo chu kỳ các trận lũ
lớn, vì vậy giao thông bộ thường hay bị gián đoạn. Từ mấy
năm gần đây, nhất là sau khi có Quyết định số 99-TTg ngày
9/2/1996 của Chính phủ, công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng
nói chung và giao thông nói riêng ở Đồng Tháp Mười được
đẩy mạnh.