Page 121 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 121
104 Đồng Tháp Mười
Trong thời kỳ 1954 - 1975, một sô" tuyến đường bộ đã
được đào đắp, đáng chú ý là đường Cai Lậy - Mộc Hóa
được làm sau khi tỉnh Kiến Tường được thành lập năm
1956, đường An Hữu - Hồng Ngự, khởi công từ năm 1956,
nối liền từ Hồng Ngự (Kiến Phong) với đường quốc lộ 4
(nay là quốc lộ 1B) tại An Hữu (Định Tường). Con đường
này dài 91 km, rộng 8 m, gồm hai đoạn : Đoạn An Hữu -
Kiến văn - Cao Lãnh dài 25 km, và đoạn Cao Lãnh - Thanh
Bình - An Long - Hồng Ngự dài 56 km. Cho tới 1963 con
đường này chỉ mới được cán đá cấp phối và đến 1972 mới
được trải nhựa và trở thành con đường huyết mạch trong
vùng.
Ở tiểu vùng thuộc tỉnh Tiền Giang, số lượng thủy lộ đã
phát triển tương đôi mạnh, đặc biệt là trong khoảng mười
năm gần đây. Hiện nay ghe xuồng có thể đi lại thông suốt
từ kênh Nguyễn Văn Tiếp đến sông Vàm cỏ Tây. Tính
chung, chiều dài sông rạch tự nhiên lưu thông được là 321
km. Tổng chiều dài kênh thủy lợi lưu thông được tính đến
năm 1995 là 650 km. Hệ thông giao thông thủy kết hợp với
thủy lợi ngày càng phát triển nhanh theo tiến trình thủy lợi
hóa.
Hệ thông giao thông bộ ở tiểu vùng này bao gồm :
tuyến quốc lộ 1A, - chiều dài qua địa phận tỉnh Tiền Giang
là 67,25 km từ Tân Hương đến cầu Rạch Chanh, mặt đường
rộng 9 mét, trải nhựa. Đây cũng là ranh giới phía nam của
Đồng Tháp Mười, châ"t lượng tuyến đường khá tốt, và từ
năm 1996 con đường này đã và đang tiếp tục được mở rộng,
nâng cấp trong khuôn khổ Dự án nâng cấp quốc lộ 1A của