Page 222 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 222
?06 Đồng Tháp Mười
đây vẫn là cao nhất. Trong đó đặc biệt là khu vực dọc
kênh Tháp Mười (kênh Nguyễn Văn Tiếp) đã được phục
hóa một cách mạnh mẽ. Việc khai hoang được đẩy mạnh ở
dọc kênh An Phong - Mỹ Hòa. Chính trên địa bàn này (lúc
bay giờ thuộc huyện Cao Lãnh) nhiều xã mới đã được
thành lập. Năm 1979, huyện Cao Lãnh gồm thị trấn Cao
Lãnh và 21 xã. Đến ngày 27/12/1980, từ 6 xã Hưng Thạnh,
Mỹ Quý, Mỹ Tân, Long Hiệp, Nhị Bình và Phương Thịnh
đã được phân định lại địa giới thành 13 xã mới, tức là 'tăng
thêm 7 xã (1). Sự gia tăng sô" đơn vị xã trên huyện Cao
Lãnh đã đưa đến việc tách huyện này thành hai huyện là
huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười. Huyện Cao Lãnh
(mới) gồm một thị trân và 21 xã, huyện Tháp Mười gồm có
8 xã (2). Cũng nên nói thêm rằng, huyện Cao Lãnh trước
khi chia là huyện có diện tích tự nhiên và dân sô" lớn nhất
trong tất cả các huyện của tỉnh Đồng Tháp, - với 115.491,8
ha và 304.677 người, mật độ dân cư 264 người/km2, tính
đến tháng Mười năm 1979.
Tiểu vùng Đồng Tháp Mười thuộc Tiền Giang như
chúng ta biết, với tác dụng của kênh Tổng đốc Lộc, kênh
(1) Theo Quyết định số 382-CP, ngày 27/12/1980, của Hội đồng Chính
phủ :
- Xã Hưng Thạnh được tách thành hai xã là Huhg Thạnh và Trường
Xuân,
- Xã Mỹ Quý được tách thành hai xã là Mỹ Quý và Mỹ Đông,
- Xã Mỹ Tân được tách thành hai xã là Mỹ Tân và Tân Nghĩa,
- Xã Long Hiệp được tách thành hai xã là Mỹ Long và Mỹ Hiệp,
- Xã Nhị Bình đưếc tách thành hai xã là Nhi Mỹ và An Bình,
- Xã Phương Thịnh được tách thành hai xã ìà Phương Thịnh và Ba
Sao,
- Lập xã Phương Trà trên cơ sở sáp nhập ấp 1 của xã Phương
Thịnh và ấp Mỹ Quới của xã Mỹ Trà.
(2ì Theo Quyêt định sô" 4-CP, ngày 5/1/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.