Page 220 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 220
204 Đồng Tháp Mười
ngày 30/4/1975 có 44 tỉnh, thành phô" trực thuộc trung ương,
được phân định lại gồm 21 tỉnh đơn vị hành chính trực thuộc
trung ương. Trong đó tỉnh Long An, được thành lập trên cơ
sở hợp nhất hai tỉnh Kiến Tường và tỉnh Long An (cũ); tỉnh
Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhát hai tỉnh Sa
Đéc và Kiến Phong; tỉnh Tiền Giang được thành lập trên cơ
sở hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Việc hợp nhất các đơn vị
hành chính cấp tỉnh này cũng đồng thời đưa đến sự phân
định lại địa giới một sô" huyện của ba tỉnh thuộc Đồng Tháp
Mười.
Sau khi phân định lại về mặt hành chính vào tháng Hai
năm 1976, tiểu vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An
chủ yếu gồm huyện Mộc Hóa và một sô" xã của các huyện
Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa (1). Tiểu vùng Đồng Tháp
Mười thuộc tỉnh Tiền Giang gồm các huyện Cái Bè, Cai
Lậy, Châu Thành. Tiểu vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh
Đổng Tháp gồm các huyện Hồng Ngự, Tam Nông và Cao
Lãnh. Trong giai đoạn 1976 - 1981, cũng như ở nhiều vùng
khác của miền Nam, trên địa bàn Đồng Tháp Mười thuộc
các huyện kể trên đã có nhiều gia đình hổi cư trở về quê cũ
và tiếp theo đó là các đợt dãn dân từ các vùng thị tứ ở các
tỉnh phía Nam để đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Nhiều khu dân cư mới được qui hoạch song song vđi sự tái
lập các khu dân cư vốn có từ trước kia.
(1) Từ tháng 3/1977 huyện Bến Lức và huyện Thủ Thừa được hợp
nhất để thành lập huỵện Bến Thủ theo Quyết định số 54-CP, ngày
11/3/1977 của Hội đồng Chinh phủ; và đên tháng 1/1983 lại được
phân định lại thành hai huyện là Bến Lức và Thủ Thừa theó Quyet
định sô" 5 - HĐBT, ngày 14/1/1983, của Hội đồng Bộ trưởng.