Page 225 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 225
Nghiên cứu phát triển 209
nhân dân. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự đầu tư có tính
chất tập trung, có trọng điểm và có hiệu quả hơn trong lĩnh
vực thủy lợi. Trong các cộng đồng dân cư mới, mặc dù vẫn
còn không ít các hộ gặp khó khăn phải bỏ đi nơi khác, song
đã có một số hộ bắt đầu thu lợi trong canh tác và ổn định
được đời sông. Ở cả ba tỉnh, các đợt đưa dân đi kinh tế mới
còn được tiếp tục, với qui mô nhỏ hơn.
Trên hai tiểu vùng thuộc Long An và Tiền Giang sô" hộ
được đưa vào trong giai đoạn này không cao, vừa bổ sung
vào các điểm dân cư cũ đồng thời cũng lập thêm một ít
điểm dân cư mới, nhất là ở ven kênh Dương Văn Dương và
phần đất nằm giữa kênh Dương Văn Dương và kênh Bà
Bèo. Tại hai tiểu vùng này vì vậy không thành lập thêm
các xã mới.
Tình hình tương đối khác đối với tiểu vùng thuộc tỉnh
Đồng Tháp. Đây là giai đoạn mà nhiều đơn vị hành chính
mới được thiết lập trên tiểu vùng này. Có lẽ đó là kết quả
di dân của giai đoạn trước và là một bước chuẩn bị quan
trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở cấp cơ
sở nhằm triển khai chủ trương đẩy mạnh công cuộc khai
phá Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn
này. Tam Nông và Tháp Mười là hai huyện trọng điểm của
công tác di dân ở tiểu vùng này. Từ đầu năm 1983, đã có
sự phân định lại 5 xã Tân Phú, Tân Thạnh, Tân Huề, Phú
Thành, An Phong của huyện Tam Nông thành 11 xã, và
tách xã. Phú Thuận của huyện Hồng Ngự thành hai xã mới
(1). Trong đó, riêng địa bàn xã An Phong nằm ven sổng 1
(1) Theo Quyết định số 11-HĐBT, ngày 19/2/1983 của Hội đồng Bộ
trưởng, phân vạch địa giới một sô xã của huyện Tam Nông và