Page 221 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 221
Nghiên cứu phát triển 205
Trong giai đoạn này trên vùng Đồng Tháp Mười ngoài
các nông - lâm trường quốc doanh, chúng ta cũng thấy có
sự hình thành các xã mđi ở cả ba tỉnh. Trên địa bàn tỉnh
Long An, phần trung tâm Đồng Tháp Mười thuộc huyện
Mộc Hóa đã được phân thành hai huyện là Mộc Hóa và
Vĩnh Hưng vào cuối tháng Ba năm 1978 (1). Huyện lỵ của
huyện Vĩnh Hưng đóng tại xã Vĩnh Trị cũng là xã có đông
dân cư nhất của huyện lúc bấy giờ. Đến tháng Chín năm
1980, huyện Mộc Hóa lại được chia thành hai huyện mới là
huyện Mộc Hóa và huyện Tân Thạnh. Huyện Mộc Hóa
mới gồm 1 thị trấn và 9 xã; huyện Tân Thạnh gồm 10 xã í2).
Mặc dù có sự phân định lại ranh giới huyện Mộc Hóa thành
ba huyện (Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh) song trên địa
bàn này chỉ mới thành lập thêm có một xã mới, - tách xã
Bình Hòa thành hai xã là Bình Hòa Đống và Bình Hòa Tây
2
vào tháng Bảy năm 1978 *3), đều thuộc huyện Mộc Hóa
(
(mới). Các nông - lâm trường lúc bấy giờ có vai trò rất
quan trọng ưong việc quản lý dân cư là nông - lâm trường
viên, song những biểu hiện hạn chế của chúng thì hết sức
rõ ràng.
Ở tiểu vùng thuộc tỉnh Đồng Tháp, tuy diện tích khai
hoang, phục hổa trong giai đoạn này chưa nhiều so với ở
Long An và Tiền Giang, nhưng tổng diện tích canh tác ở
Theo Quyết định 71-CP, ngày 30/3/1978, của Hội đồng Bộ trưởng.
Theo quyết định này, huyện Mộc Hóa gồm thị trấn Mộc Hoa và 18
xã; huyện Vĩnh Hưng gồm 10 xa.
(2) Theo Quyết định so 298-CP. ngày 19/8/1980. của Hội đồng Bộ
trưởng.
<3’ Theo Quyết định số 127-BT, ngày 20/7/1978, của Bộ trưởng Phủ
Thủ tướng. Theo Quyết định này thì xã Bình Hòa huyện Mộc Hóa
được tách thành hai xã là Bình Hòa Đông và Bình Hòa Tây.