Page 33 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 33

14                                           Đồng Tháp Mười

                   một  số  cây  rau  màu  khác  như  khoai  lang,  khoai  mì,  đậu
                   phông.


                       Nhóm  đất phù  sa  (alluvial  soỉls).  Đây  là  nhóm  đất
                    chiếm  tỷ  trọng lớn  thứ hai,  sau  nhóm  đất  phèn.  Ngoài  số
                    liẹu diện tích 241.936 ha đã  nêu trong bảng 2 trên đây, còn
                    có  tài  liệu  khác  đưa  ra  con  số  181.420  ha  (1).  Nhóm  này
                    thường được chia thành hai loại  :  đất phù  sa cổ và  đất phù
                    sa  mới.  Loại  đất  phù  sa  cổ  thuộc  nguyên  đại  đệ  tứ  trung
                    (thời  Pleistocène).  Có  thể  tìm  thấy  loại  đất này  ở  một  sô"
                    gò đâ"t cao phía bắc dọc theo hai  bờ sông Vàm cỏ Đông và
                    Vàm Cỏ Tây, bề  rộng mỗi  bên khoảng 2 -3  km.  Loại đất
                    phù  sa mới, được bồi tụ bởi  sông Tiền, tạo thành một hành
                    lang  không  đều  hình  vòng  cung,  cao  khoảng  2  mét,  rộng
                    khoảng 26 - 30 km bọc kín phía tây và phía nam Đồng Tháp
                    Mười.  Dãi  đâ"t  này có  hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình
                    đến  tốt,  và  hằng  năm  được  bồi  đắp  thêm  phù  sa  của  sông
                    Tiền.  Trên  vùng  Đồng  Tháp  Mười,  đâ"t  phù  sa  phân  bổ
                    nhiều nhất ở tỉnh Đồng Tháp (khoảng 46,1% nhóm đâ"t), kế
                    tiếp là  ở tỉnh Tiền Giang (36,9%), và  ít nhất là  ở tỉnh Long
                    An (bằng  17,0%).  Hiện nay hầu hết diện tích dải đâ"t phù sa
                    này  đã  được  trồng  lúa  hai  vụ,  hoặc  hai  vụ  lúa  với  một  vụ
                    màu.


                        Nhóm đất phèn (acid sulphate soils).  Đây là  nhóm đất
                    chiếm tỷ  lệ  lớn nhất ở Đồng Tháp Mười,  về diện tích đất




                   (l)   Phân viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất. - Định
                       hướng phát triển kinh tế xã hội vù phân bố lực lượng sản xuất vùng
                        Đồng Tháp Mười thời kỳ 1991  - 2005. Tài liệu đánh máy.
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38