Page 282 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 282
Nghiên cứu phút triển 267
trong quan điểm phát triển vùng, cây lúa không được
khuyến khích ở Tân Hòa Đông.
Trước khi cây lúa có mặt ở Tân Hòa Đông, có cả một
quá trình dài gần hai mươi năm, - từ năm 1976 đến năm
1995, - dân cư ở cộng đồng này đã trải qua rất nhiều lần
thất bại trong nỗ lực tìm kiếm các cây trồng khả dĩ đứng
được trên vùng đất khắc nghiệt này. Trước hết là cây khoai
mì, rồi lần lượt sau đó là cây mía, cây tràm, cây bạch đàn,
cây bàng, cây khóm (dứa). Tất cả những thử nghiệm đó
đều bị thất bại. Duy nhất chỉ có cây bàng, - loại cây mà
việc “canh tác” nó gần giông như một kiểu hoạt động kinh
tế tự nhiên, - là có góp một phần nhỏ vào thu nhập. Vào
năm 1985, một người di dân gốc ở thành phô" Hồ Chí Minh
đã thành công trong việc trồng thử nghiệm cây khoai mỡ
(khoai tím). Loại cây này sau đó còn phải được “trắc
nghiệm” thêm trong một sô" năm nữa, và kết quả là từ mây
năm gần đây, nó đã trở thành niềm hy vọng của những
người di dân ở vùng này. Cây khoai mờ có thể được xem
như Ịà yếu tô" đột phá tạo nên một bước ngoặt quan trọng
cho quá trình phát triển kinh tế, và gắn liền theo đó là một
giai đoạn mới cho quá trình phát triển cộng đồng ở Tân
Hòa Đông. Đến năm 1997, sau một vụ trồng thử nghiệm
đầy tính châ"t phiêu lưu, sự thành công của vụ lúa đông-
xuân trên đất phèn nặng là nhân tô" thứ hai giúp cho đời
sông của cộng đồng này có phần sinh động hơn lên. Hiện
nay, diện tích lúa chiếm được 31,5%, và diện tích khoai mỡ
chiếm 8,7% tổng diện tích gieo trồng cả năm. Tuy tỷ trọng
của hai loại cây trồng này còn thấp, nhưng tốc độ phát triển
trong vài năm qua đã dần dần nhanh hơn và có lẽ sẽ còn
tiêp tục phát triển nhanh trong những năm sắp tới.