Page 300 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 300
Nghiên cứu phát triển 285
Các dữ kiện được trình bày trên đây cho thấy, tỷ trọng
phần thu từ các hoạt động làm thuê, phi nông nghiệp (kể cả
lương, tiền hưu) càng cao trong cơ cấu thu nhập thì các hộ
di dân càng có nhiều khả năng cải thiện mức sống. Riêng
trong lĩnh vực trồng trọt, sự thành công trong nghề trồng lúa
hoặc trồng khoai đều mang tính quyết định trong việc vượt
lên trên mức nghèo. Nhưng ở đây có một yếu tố cần đặc
biệt lưu ý, trong khi mức bình quân diện tích gieo trồng cả
năm của các hộ có trồng lúa là 2,314 ha, thì ở các hộ nghèo
chỉ có 1,600 ha, so với 3,403 ha ở các hộ trên mức nghèo.
Qui mô canh tác của các hộ trồng khoai là, trung bình 8,073
ha, hộ nghèo 0,758 ha, hộ trên mức nghèo 1,430 ha. Như
vậy, diện tích gieo trồng của hộ trên mức nghèo, dù là canh
tác lúa hay khoai, đều lớn gấp khoảng hai lần so với hộ
nghèo. Nói khác đi, qui mô diện tích gieo trồng là một yếu
tô" quan trọng, - qui mô càng lớn thì càng có khả năng vượt
được lên trên mức nghèo. Đây cũng là một đặc điểm của
nông nghiệp Đồng Tháp Mười, nơi mà thời gian cho phép
canh tác bị giới hạn chỉ còn sáu - bảy tháng, khả năng tăng
vụ tôi đa chỉ được hai vụ mỗi năm. Nhưng qui mô canh tác
mới chỉ là điều kiện cần có, để vượt được qua mức nghèo
còn phải hội đủ yếu tô" năng suất nữa : năng suâ"t trung bình
của các hộ trên mức nghèo là 4,182 tâ"n/ha đô"i với lúa, và
10,805 tấn/ha đôi với khoai. Trong khi đó, ở hộ nghèo năng
suâ"t lúa chỉ được 3,025 tâ"n/ha, và năng suất khoai chỉ được
8,334 tấn/ha.
Xét trên phương diện hiệu quả sản xuất, chúng ta thâ"y,
sự thua lỗ trong việc trồng khoai không phải là tác tô" có
ảnh hưởng lớn đến tình trạng nghèo. Chính sự thua lỗ trong
việc trồng lúa mới là tác tô" trầm trọng nhất gây nên cái