Page 330 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 330
316 Đồng Tháp Mười
khoảng hơn một nửa là công vần đổi, - tức là mượn lao
động của hộ khác, sau đó trả bằng lao động của chính mình.
Như vậy, phần ngày công lao động thuê mướn và công vần
đổi tính chung chiếm tỷ trọng đến hai phần ba tổng nhu cầu
lao động.
về phần sử dụng dịch vụ cơ giới, tùy tính chất từng
công đoạn, ở những khâu công việc nào đã có thể cơ giới
hóa thì hầu như hoàn toàn được tiến hành thông qua dịch
vụ, - ngoại trừ một số ít hộ có máy. Trong số 302 hộ được
khảo sát, có 10 hộ có máy xới đất, 78 hộ có máy bơm nước,
7 hộ có máy suốt lúa. Tuy nhiên, sô" máy thực tế hoạt động
được thì chỉ bằng hai phần ba sô" thực có. Nhìn chung, dịch
vụ cơ giới, từ ngoài vùng đưa tới, đã thâ"m sâu vào nền
nông nghiệp của các cộng đồng này. Đặc biệt là hai công
đoạn làm đâ"t và suốt lúa, tỷ lệ sô" hộ sử dụng dịch vụ cơ
giới ở hai khâu này, - không kể các hộ có máy, - lên đến
92,4% và 93,2%.
Trong một nền nông nghiệp được dịch vụ hóa cao độ
như vậy, chúng ta thây các gia đình nông dân không cần
phải huy động toàn bộ nhân lực của gia đình tập trung vào
việc đồng áng. Kết quả khảo sát cho thây, trong vụ sản
xuất chính, tức là vụ lúa đông-xuân, trung bình mỗi hộ chỉ
đầu tư 56 ngày công lao động của gia đình. Hơn thế nữa,
trong mẫu khảo sát có 115 hộ (bằng 46,0%) chỉ trực tiếp
đầu tư lao động gia đình ở mức dưới 45 ngày công, có 215
hộ (bằng 86,0%) - dưới 90 ngày công. Điều đó cũng có
nghĩa là, dựa vào hệ thông dịch vụ sẵn có, các gia đình di
dân-khẩn hoang chỉ cần không quá một người lao động
chính để đảm nhận nhiệm vụ “tác nghiệp” trên thực địa.