Page 331 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 331
Nghiên cứu phút triển 317
Nhân đây nói thêm rằng, trên toàn vùng Đồng Tháp Mười
hiện nay đã hình thành và phổ biến mạng lưới các nhà thầu
cung ứng lao động dịch vụ, kể cả dịch vụ khai hoang.
Tất cả những dữ kiện và luận giải trên đây đưa đến một
nhận định có cơ sở thực tế là : Trong điều kiện hiện nay,
để khai hoang và “tác nghiệp” trên Đồng Tháp Mười, các
hộ khẩn hoang không nhất thiết phải định cư ngay trên thực
địa, nhất là khi thực địa đó chứa đựng quá nhiều bất trắc.
Người ta hoàn toàn có khả năng, và trên thực tế có nhiều
gia đình đã và đang áp dụng phương thức “định canh -
lưỡng cư”. Thậm chí có một sô" hộ nông dân không làm nhà
trên địa bàn “tác nghiệp”, dù là nhà tạm, - họ sinh sông
trên ghe. Đối với các gia đình này, khái niệm cư trú là hết
sức mơ hồ.
Nói khác đi, trong bước quá độ từ giai đoạn “tác
nghiệp” đến giai đoạn “lạc nghiệp”, những người đi khai
hoang lập nghiệp không nhâ"t thiết đặt ra điều kiện tiên
quyết phải “an cư”. Ớ Đồng Tháp Mười, mô thức truyền
thống “an cư - lạc nghiệp” không phải lúc nào cũng là
nguyên tắc chỉ đạo lối sống của đa số các gia đình di dân-
khẩn hoang. Trong nhiều trường hợp, mô thức “lạc nghiệp
- an cư” tỏ ra phù hợp và có tính khả thi hơn nhiều. Có thể
nói, chính mô thức “lạc nghiệp - an cư” đem lại tính năng
động và tính linh động xã hội cho những con người đi khai
phá vùng đất đầy thử thách và bâ"t trắc này.
Các thực thể “cộng đồng mờ” chính là hình thái cộng
đồng quá độ tương ứng với bước quá độ về kinh tế từ giai
đoạn “tác nghiệp” đến giai đoạn “lạc nghiệp”, - trước khi
khẳng định giai đoạn “cộng đồng lạc nghiệp - an cư”. Đó