Page 339 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 339
Nghiên cứu phát triển 325
huyện Hồng Ngự, Cao lãnh (tỉnh Đồng Tháp); Cai Lậy,
Châu Thành (tỉnh Tiền Giang); Thủ Thừa, Bến Lức (tỉnh
Long An), - diện tích tự nhiên trung bình của các xã là
khoảng 2.000 ha. Trong khi đó, diện tích tự nhiên trung
bình của ba xã kinh tế mới đang được đề cập lên đến hơn
5.000 ha, tức là lớn gâp 2,5 lần. Với qui mô quá lổn như
vậy, ưong điều kiện hạn hẹp của giai đoạn phát triển ban
đầu, quả thật rất khó xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội đủ
đáp ứng được nhu cầu dân sinh. Mặt khác, việc cư trú theo
tuyến, - dựa theo,tuyến kênh hoặc tuyến đường lộ, - mà
bán kính cư trú càỉìg ngày càng phải xa khu vực trung tâm,
cũng là yếu tố iàm phức tạp thêm rất nhiều cho các nỗ lực
xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Ở cả ba cộng đồng, các cơ
sở trường học, trạm xá y tế, giếng nước côitg cộng, v.v...
được xây dựng trong buổi đầu tập trung ởkhu vực trung tâm
hành chính xã, đến nay đã trở nên xa xôi cách trở đối với
nhiều khu vực dân cư khác. Nói khác đi, do địa bàn quá
rộng cùng với hướng phát triển dân cư theo tuyến, đến nay
không gian cư trú của ba cộng đồng này đã dần dần dàn trải
và hệ quả tất yếu là sự phát triển các cơ sởhạ tầng xã
hội không thể nào theo kịp.
Cfổ thể đơn cử ra đây một vài số liệu từ kết quả của
cuộc khảo sát cho thâ'y sự bất cập trong việc phát triển các
điểm trường học trên địa bàn dân cư là mộttrong những lý
do chủ yếu khiến nhiều trẻ em không thể đi học được.
Trong tổng số các hộ được khảo sát tại ba cộng đồng, có
184 người (ở 121 hộ) trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi, nhưng
không đi học. Và 35 trường hợp trong số đó (bằng 19,0%)
cho biết Ịý do không đi học là vì trường lớp quá xa. Chính
vì vậy mà, trong số những ý kiến đề nghị về các công trình