Page 53 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 53
34 Đồng Tháp Mười
Chim, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tràm
Chim là vùng thấp nhất của Đồng Tháp Mười, tại đây có
2.400 ha rừng tràm, ngoài ra là các láng trấp, đất lầy, nước
đọng quanh năm, là vùng sinh sông của các loài rắn, lươn,
rùa, chim, các loại cá đồng, v.v... Do những đặc điểm về
môi trường sinh thái, Tràm Chim được xem như là hình ảnh
thu nhỏ của một Đồng Tháp Mười nguyên thủy. Sự xuất
hiện của sếu đầu đỏ là dấu hiệu cho thấy trạng thái cân
bằng của hệ sinh thái ở vùng này. số lượng sếu đầu đỏ đạt
mức đông nhất ở khu vực này vào năm 1988, - có 1.052
con. Nhưng những năm gần đây có chiều hướng biến động,
năm 1991 đếm được 814 con, năm 1993 còn khoảng 450
con, năm 1996 được 600 con, năm 1997 có 518 con và năm
1998 chỉ còn 430 con.
Ngày 2/2/1994 Chính phủ đã ban hành Quyết định sô"
47-TTg nhằm quy định khu đất này là “Khu bảo tồn thiên
nhiên của quốc gia’’. Khu này có tổng diện tích là 7.612
hecta, thuộc địa phận của 4 xã Tân Công Sính, Phú Thọ,
Phú Hiệp và Phú Đức.
Ở khu bảo tồn này, ngoài sếu đầu đỏ, còn có hơn 150
loài chim khác về đây sinh sống. Địa danh Tràm Chim
hiện nay được biểt đến nhiều trên thế giới, và khu bảo tồn
thiên nhiên này đang được hàng chục tổ chức quốc tế tài
trợ, trong đó có Hội Bảo vệ sếu quốc tế (ICF - International
Crane Foundation).
Ngoài ra, ở Đồng Tháp Mười hiện nay, một sô" tiểu
vùng bảo tồn cảnh quan và hệ sinh thái cũng đã được xây
dựng. Chẳng hạn, trong năm 1998 một khu bảo tồn thiên
nhiên đặc trưng Đồng Tháp Mười đã được tỉnh Tiền Giang