Page 51 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 51
32 Đồng Tháp Mười
mollis), lốp bốp (connarus cochinchinensis), vên vên
(anisoptera cochinchinensis), cà na (elaeocarpus
madopetalus), v.v... Đây là nguồn gen thuần chủng rất
quan trọng để tạo ra các giống cây trồng mới sau này (1).
Hệ động vật. Hệ động vật ở đồng bằng sông Cửu Long
gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 35 loài bò sát, 6
loài lưỡng cư, 260 loài cá (2). số lượng và tính đa dạng của
hệ động vật thường tập trung nhiều nhất ở các vùng rừng
tràm' và rừng ngập mặn, trong đó Đồng Tháp Mười là một
vùng tiêu biểu. Hệ động vật ở Đồng Tháp Mười rất phong
phú, bao gồm cả các loài có vú, bò sát, chim và động vật
lưỡng cư. Nhiều nhất là trăn, rắn, rùa, chim, chuột, các loại
cá nước ngọt, cá nước lợ. Trong số các loài thủy sinh vật,
đến nay đã kiểm kê được 44 loài giáp 'xác râu ngành
(cladocera), - chiếm 39,9% tổng số loài động vật nổi; 22
loài giáp xác chân chèo (copepoda), - chiếm 20,95%; 8 loài
giáp xác lớn (decapoda), trong đó tôm càng xanh có giá trị
kinh tế cao (3). Ở Đồng Tháp Mười có nhiều loài chim, nhất
là các loài thủ điểu, gồm có : Chàng bè, già sói, lông .0, tra
trả, chàng vịt, cò, diệc, diệc lửa, diệc nước, v.v... sông tập
trung ở những khu rừng ngập nước, các ao đầm.
(1) Xem thêm : Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
- Dự án Điều tra, đánh giá diễn hiến tự nhiên-kinh tế-xã hội vùng
Đồng Tháp Mười sau 10 năm khai thác. - Tài liệu đã dẫn.
<2) Chính phủ CHXHCN Việt Nam, ... - Dự thảo quy hoạch tổng thể
đồng hằng sông Cửu Long - Việt Nam. 1993, tr. 19.
(3) Theo : Viện Khoa học Việt Nam - Trung tâm Địa học. - Đồng
Tháp Mười - Tập hản đồ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên. TP. HCM, 1990.