Page 50 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 50
Nghiền cứu phát triển 31
vậy chúng được xem như là thực vật chỉ thị để xác định môi
trường sinh thái. Chẳng hạn, ở vùng đất phèn trung bình có
các thực vật chỉ thị như cỏ ống (panicum repens), lác
(cyperus, còn gọi là cói, thường được dùng làm sợi dệt
chiếu, đan đồ mỹ nghệ). Ớ vùng đất phèn nặng có năng
ngọt (eleocharis dulcis), năng kim (eleocharis
ochrostachyo), bàng, sậy (phragmites kakar).
Ở Đồng Tháp Mười, trước đây trên nhiều tiểu vùng có
lúa ma, nhất là ở khu vực Cái Dừng và gò Bắc Chiêng.
Lúa ma, hay còn gọi là lúa trời, gồm nhiều loài (oryza
perennis, oryza fanua, oryza rufipogon, oryza minuta, oryza
nivara, oryza spontanea). Là một loại lúa nổi, nhưng khác
với lúa Mùa nổi do con người trồng, lúa ma là lúa dại mọc
tự nhiên. Với sức tăng trưởng rất mạnh, loại lúa này có thể
vươn cao theo độ ngập của nước lũ, - có thể đạt tới 25 cm
một ngày, - thân lúa cao tôi đa đến 4 mét. Bông lúa thưa
hạt, có màu sắc khác nhau từ vàng đến đen, chín không
đều. Hạt lúa dễ rụng, nhưng dầu rụng xuống đất lâu ngày
vẫn không thôi, đến mùa mưa lại nảy mầm mọc thành đám
khác. Có loại lúa ma lưu niên, đến mùa sau lại nảy chồi
mới từ gốc. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài từ đầu mùa mưa
đến cuối năm, - khoảng 6 - 7 tháng. Mặc dầu hạt gạo có
phần kém phẩm chất, nhưng lúa ma là một loại cây lương
thực có vai trò quan trọng đối với những người tiên phong
khai phá Đồng Tháp Mười. Có lẽ vì vậy mà người ta đã
gọi đấy là lúa trời, - hiểu theo nghĩa “lúa trời cho”.
Hiện nay, có không dưới vài chục loài thực vật quí
hiếm mà chỉ ở Đồng Tháp Mười mới có, chẳng hạn : Lúa
ma (oryza minuta, oryza rufipogon), mại liễu (miliusa