Page 52 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 52
Nghiên cứu phát triển 33
Trước đây Đồng Tháp Mười nổi tiếng là một “ngư
trường” cá đồng cực kỳ phong phú, trữ lượng và sản lượng
đánh bắt được hàng năm rất lớn. Hiện nay, người ta kiểm
kê đứợc 159 loài cá thuộc 89 giống nằm trong 39 họ. Trong
đó, cá chép (cyprinidae), cá chốt (baghidae) có 8 loài; các
họ cá tra (schilbeidae), cá heo (cobilidae) có 7 loài; các họ
cá rô (anabantidae), cá bơn (soleidae) có 6 loài. Ngoài ra
còn có các loài cá trích (chepoidae), cá đôi (mugilidae), cá
dù (sciaenidae),- cá lưỡi trâu (cynoglossidae), cá bống
(uphicaphalidae), cá trê (clasiidae), v.v... (1). Hệ động vật
ở Đồng Tháp Mười trong mấy năm gần đây có chiều hướng
giảm mạnh về số lượng, do sự đánh bắt thái quá và do sự
biến đổi về môi trường sinh thái. Sự phát triển hệ thống
kênh đào, sự lấy kiệt nước ở các rừng tràm vào mùa khô,
và sự sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu (kể cả DDT - loại
thuốc bị cấm) đã làm gia tăng độ chua phèn, tăng độc tố
trong các thủy vực. Hậu quả là tốc độ sinh sản, sinh trưởng
và sản lượng giảm đi rất nhiều so với những năm trước
1980.
Khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia - Tràm Chim.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp Mười
nói riêng là một vùng cư trú đặc biệt đôi với các loài chim
di trú. Loài sếu đầu đỏ phương đông (có khi được gọi là
sếu cổ trụi, hạc đầu đỏ, - tên khoa học là grui dae
antigaone, - đã được ghi vào sách đỏ của thế giới về các
loài chim quý hiếm), một thời được xem là hầu như tuyệt
chủng, từ những năm gần đẩy đã xuất hiện ở khu vực Tràm
Tài liệu vừa dẫn.
( 1 )