Page 49 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 49
30 Đồng Tháp Mười
Trong các tiểu địa hình trũng thấp mà người ta thường
gọi là “bưng”, “lung”, có những loại cây điển hình như bông
súng (nymphaea stellata), sen (nelumbium nelumbo), cườm
gạo (coix lacchryma jobi), bấc (sacciolepis myuros), rau
dừa (ịussiaea repens), V. V . . .
Năng ngọt (eleocharis dulcis) và bàng (lepiromia
macronata) là hai loài cỏ thường mọc thành từng cánh
đồng. Cỏ bàng thường được dùng để đan thành đệm, nóp,
bao đựng lúa,- là những vật dụng gắn liền với cuộc sống
của cư dân trong vùng. Hiện nay diện tích đồng cỏ bàng
còn khoảng 5.018 ha. Trong các đồng cỏ năng còn thường
gặp cỏ mồm (ischaemum aristatum), rau muống (ipomoea
aqutica), dưng (scleria paeibrmis)(1).
về thực vật nổi (phytoplankton), các công trình khảo
sát ở Đồng Tháp Mười đã phát hiện được 503 loài, thứ và
dạng thuộc 8 ngành tảo nước ngọt; trong đó có 272 loài là
thức ăn tự nhiên của tôm, cá. Nhóm tảo lam cố định đạm
có 22 loài (chiếm 62,85%) tổng số loài đã gặp trong cả
nước (2).
Người ta nhận thấy ở Đồng Tháp Mười có nhiều loại
cây mà sự hiện diện của chúng có mối tương quan chặt chẽ
với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng khác nhau, và vì
(l) Xem thêm : Lê Công Khanh. - Rừng nước mặn vù rừng nhiệt đới
trên đất chua phèn. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1986, tr. 123 -
124.
(2)
Theo : Viện Khoa học Việt Nam - Trung tâm Địa học. - Đồng
Tháp Mười - Tập han đồ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên. TP. HCM, 1990.