Page 104 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 104

K ể chuyện cụ Phó bảng NGUYỄN SINH SẮC


                                 Ông Khâm sứ kính mến.  Tôi xin ông giúp đỡ tôi,
                             cho  tôi  biết  tình  hình  của  cha  tôi  và  cho phép  tôi
                             gửi đến toà Khâm sứ những gì mà tôi muốn gửi cho
                             cha tôi.
                                 Hy  vọng lòng tốt của ông không từ chối đơn của
                             tôi,  một  đứa  con  muốn  làm  tròn  nghĩa  vụ  đối  với
                             cha mẹ, chỉ có chỗ dựa là ông.

                                                          Paul Tất Thành
                                                 (Con Phó  bảng Nguyễn Sinh Sắc)
                                                 Hòm thư lưu: số 1 đường Đốc Đốc
                                                      Courbet le Havre, Pháp1

                                 Qua  bức  thư này,  chúng  ta  nhận  thấy tình  cảm,
                             trách  nhiệm,  nghĩa  vụ  của  người  con  Nguyễn  Tất
                             Thành đối với người cha già  đang sông nơi quê  nhà.
                             Rõ  ràng  tinh  thần yêu  nước,  lòng thương yêu  đồng
                             bào, nhân loại đau khổ không hề  tách rời, không hề
                             làm lãng quên tình cảm gia đình, tình cha con. Điều
                             này đã phủ nhận lời xuyên tạc, vu cáo của những kẻ
                             chông  cộng  cho  rằng:  "Những  người  cộng  sản  là
                             những người không gia đình, không Tổ quốc".
                                 Cùng với bức thư gửi cho cha, Nguyễn Tất Thành
                             còn  gửi  cho  anh  là  Nguyễn  Sinh  Khiêm  (Nguyễn  Tất
                             Đạt) đang làm việc vặt ồ Toà Khâm sứ Trung Kỳ.





                              1.  Daniel  Héméry:  Jeunesse  d'un  colonisé,  -  Genèse  d ’exil  Ho
                                Chi Minh jusqu'en  1911,  Approche,  Asia,  1992,  tr.  132.

                             J04
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109