Page 229 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 229
Phụ lục
chồng người Pháp, mà dân Hoà Phong lúc đó gọi là "ông
sứ". Người Pháp này, khoảng những năm 1925 - 1930, có
đưa Võ Xương, con trai ông Phụng Tám (tức Võ Lỡ) ra Huế
(hay Hà Nội) học mấy năm. Chính người Pháp này nhiều lần
đi tìm mở ở Vĩnh Thạnh, Bình Khê, Phù Cát1.
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu XX, Bình Khê tuy là
một vùng hẻo lánh nhưng có nhiều xáo động, bức xúc về
dân tộc và giai cấp. Năm 1888, sau một năm thực dân Pháp
và triều đình Huế đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa Mai
Xuân Thưởng (1885 - 1887), nhà Nguyễn lây hai tổng Mỹ
Thuận và Phú Phong của huyện Tuy Viễn, nhập với 28 làng
mới khai khẩn (tức tổng Vĩnh Thạnh) ỡ trên và dưới đèo
Mang (đèo An Khê - vùng Tây Sơn thượng đạo trong khởi
nghĩa Tây Sơn), lập huyện Bình Khê. Huyện lị đặt tại Hữu
Giang, sau qua Đồng Phó (Thượng Giang, Tây Giang) tới
năm 1929. Năm 1903, lập xong các bưu trạm từ Quy Nhơn
lên Bình Khê. Một đồn lính khố đỏ do Coutelle và Slanger chỉ
huy. Trước huyện lị cũng có một nhà thờ Thiên Chúa giáo.
Sau Nghị định tháng 10.1898 của Khâm sứ Trung Kỳ
Bouloche (1898 - 1900), hàng chục côlông (colon) từ Quy
Nhơn ồ ạt tràn lên Bình Khê và Tây Nguyên chiếm nhượng địa
(concession). Delignon, chủ hãng dệt Delignon chiếm hàng
mẫu tây đất và rừng An Khê, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn (Bình Khê
cũ). Mathey làm chủ hơn 300 mẫu tây đất lúa và chè ở An
Xuân (Tây Phú), Trà Sơn (Tây An) và cả Chánh Hào (Cát
Nhơn, Phù Cát). Judée, Écande và Chain ngoài các khu vực
Theo Tài liệu điền dã xã Nhơn Mỹ và thị trấn Bình Định, thán
12.1990 và 1.1991.
22