Page 91 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 91

Cuộc đời và hoạt động...



         là  đôi  với  người  nghèo  khổ,  Tri  huyện  Bình  Khê
         Nguyễn Sinh  Sắc có  những việc làm  "khác  thường".
         Các  tù  chính  trị,  nhất  là  những người  bị  bắt  trong
         phong trào chông thuế năm  1908 được ông tìm cách
         thả ra.  Phu  phen tạp dịch ông để trễ  nải.  Những vụ
         tranh chấp đất đai, ruộng nương ít khi  được ông xét
         xử mà  khuyên họ  tìm cách  giải quyết với  nhau,  hoà
         thuận làm ăn mà  sinh  sống.  Ống thường nói:  "Nước
         mất không lo, chỉ tranh nhau cái bờ ruộng".

             Nguyễn  Sinh  sắc  vốn  có  nhiều  người  quen  thân,
         những  bạn  bè  người  Bình  Định  nên  khi  đến  tỉnh
         này  (chấm  thi  Hương),  nhất  là  làm  Tri  huyện  Bình
         Khê, ông thường lui tới, thăm viếng gia đình họ1. Ông
         sắc  cũng thường  đi  thăm  quan  các  danh  lam  thắng
         cảnh,  những di tích lịch sử.  Huyện đường Bình Khê,
         cách  ấp  Tây  Sơn  không  xa,  nơi  ba  anh  em  Nguyễn



          1.  Cụ  Đào  Tấn  quê  thôn  Vĩnh  Thạnh,  Phước  Lộc,  Tuy  Phước,
            Bình  Định,  vốn  có  quan  hệ  thân  tình  với  cụ  Nguyễn  Sinh
            Sắc.  Trong  thời  gian  cụ  sắc  cùng  gia  đình  ở  Huế  lần  thứ
            nhất  (1895  -  1901)  gặp  cảnh  túng  thiếu,  quan  Thượng  thư
            Bộ  Hình  Đào  Tấn  nguyên  là  Tổng  đốc  An  -  Tĩnh  ghé  thăm
            và  giới  thiệu  người  mời  ông  sắc  về  dạy  ở  Dương  Nỗ.  Các
            con  cụ  Đào  Tân  là  Đào  Thuỵ  Thạch  và  Đào  Nhữ  Tuyên  là
            học  trò  của  ông  sắc.  Hai  ông  Thạch  và  Tuyên  đã  tham  gia
            lo  mai  táng bà  Hoàng Thị  Loan  qua đời.
            Ngoài  ra,  cụ  sắc  còn  quen  thán  với  ông  Đào  Phan  Duân,  tự
            Biểu  Xuyên  (què  Biểu  Chánh,  Phước  Hưng,  Tuy  Phước)  đậu
            Cử nhân  khoa Giáp  Ngọ  (1894) trường  Bình  Định...
              (x. Đổ Quyên: Nguyền Tất  Thành ở Bình Định,  sđd.  tr. 55 - 62).
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96