Page 207 - nam bo xua va nay
P. 207

“Tứ kiệt”  hay  “bốn  ông” là cách gọi  tôn  kính của nhân dân
                            theo cách sắp xếp thứ tự trong quân thứ đối với 4 vị anh hùng lãnh
                            đạo nghĩa quân chống pháp ở vùng Cái Bè , Cai Lậy. Đó là các ông
                            Long, ông Thận, ông Rộng, và ông Đước.

                                  Ông  Long  tên  họ  là  Nguyễn  Thanh  Long.  Sinh  năm Canh
                            Thìn (1820), tại nơi mà ngày nay gọi là xóm Cầu Ván, ấp cẩm Hòa,
                            xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy. Do thứ năm nên cũng gọi ông là Năm
                            Long.  Khi  Nguyễn  Thanh  Long  ly khai  gia đình  đi  kháng chiến,
                            người chị cả của ông là bà Hai An bị tên Việt gian Trần Bá Lộc bắt
                            giam nhục hình, đòn roi đến thúi cả đít.  Em kế là ông Sáu Quang
                            cũng bị chúng bắt tra khảo rất dã man, lại đày đi Côn Đảo  !

                                  Ông Năm Long kết hôn với bà Phạm Thị Lài, sinh được hai
                            gái là Nguyễn Thị Ngọc và Nguyễn Thị Sửu. Trong thời gian bôn
                            ba chiến trận, ông có thêm một bà vợ thứ ở Vĩnh Long, sinh được
                            một trai. Ông thọ 52 tuổi.

                                  Nhân vật số 2 là ông Trân Quang Thận, tự Phượng. Nguyên
                            quán tại Xóm Đập, ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Trang (nay là Nhị Mỹ, Cai
                            Lậy).  Ông có 9  người con  là Trần Thị Nhặt, Trần Công Tú, Trần
                            Quang Thanh, Trần Văn Sanh, Trần Quang Nhi, Trần Thị Lang và
                            2 người nữa không rõ tên. Hậu duệ ông hiện nay đã đến đời thứ 7,
                            nhưng đều đi tứ tán nên không tìm biết được năm sinh của ông. Tuy
                            nhiên người  ta ước đoán rằng, tuổi ông và ông Long tương đương
                            nhau, vì  lúc hi  sinh thì  người con thứ tư là Trần  Quang Thanh đã
                            làm đến chúc Quản đạo.
                                 Có thể khi bị bắt, ông dũng cảm khai nhận hết trách nhiệm về
                            phần mình, nên người Pháp đã nhầm lẫn ông là người cầm đầu, gọi
                            là Ngưon soái. Tài liệu của các tác giả Schreiner và p. Vial viết về
                           4 ông cũng ghi như vậy - Nguon soai Than.


                            226
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212