Page 210 - nam bo xua va nay
P. 210

“đêm là lính, ngày là dân”, có mặt khắp nơi nhưng lại không có mặt
  ờ nơi nào cụ thể, cho nên sự càn quét không mang lại kết quả mong
  muốn. Tuy nhiên vẫn có nhiều cuộc đụng độ nảy lửa diễn ra, nhưng
  cứ trầy trật, bất phân thắng bại.  Cuối cùng, tên Việt gian Trần  Bá
  Lộc hiến kế bắt giam và áp dụng những đòn tra khảo hiểm nghiệt
  đối với thân nhân gia đình bốn ông và  150 thường dân khác. Tuy
  không ai khai báo hoặc cung cấp điều gì, nhưng bốn ông không nỡ
  để cho bà con mình cứ bị tra khảo đau đớn đến thúi cả da thịt, nên
  bốn ông  quyết định  đánh  đổi  bằng cách  tự nạp  mình.  Hôm ấy  là
  ngày  1/4/1871.

      Tên  Lộc  nhân  danh đại  diện chánh phủ  Pháp đem vinh hoa
  phú quý ra dụ dỗ suốt 45 ngày không thành, bọn giặc Pháp đem bốn
  ông ra chợ Cai Lậy chặt và bêu đầu ngày  14/2/1871, nhằm ngày 25
  tháng  12 năm Canh Ngọ.

      Thân nhân gia đình chỉ được mang thân mình các ông về quê
  nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào, chôn cất. Còn 4 cái đầu
  của “tứ kiệt” thì 7  ngày sau đó chúng đem vùi  dập ở mé rạch sau
  chợ.

       Cảm kích 4 vị anh hùng vì nước quên thân, vì dân diệt bạo,
  nhân dân địa phương ngấm ngầm chung đậu tiền của lập miếu thờ
  tại ấp Mỹ Cần, xã Mỹ Trang.  Nhưng để che mắt thực dân, bà con
  tôn trí tượng Quan Công ở phía trước (nhân vật tiêu biểu trung nghĩa),
  còn ở phía sau thì làm một cái khánh thờ “Tứ vị thần hồn” và giải
  thích là “Chùa ông” (Quan Công) hoặc “Miếu cô hồn”. Nhưng sâu
  kín tận đáy lòng, không ai không biết đó là miếu thờ “tứ kiệt”.

       Trận bão năm Thìn (1904), cũng như toàn bộ nhà cửa, dinh
  thự trong vùng “miếu cô hồn” bị sập, nên sau dời dựng tại Hòa Sơn
  (trước là xã Thạnh Hòa, nay là thị trấn Cai Lậy - dời về cạnh mộ, vì

                                                             229
   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215