Page 208 - nam bo xua va nay
P. 208
Hai nhân vật cuối, người ta chỉ biết được tên họ là Trương
Vãn Rộng, người xã Tân Hiệp, Bến Tranh (nay là Tân Hội Đông,
huyện Châu Thành), và Ngô Tấn Đước, gốc gác ở Tân Hội, huyện
Cai Lậy.
Đặc biệt, “tứ kiệt” đều to lớn khác thường, nước da màu đồng
đen. Truyền rằng, cả bốn ông đều võ nghệ cao cường, tướng pháp
lanh lẹ, râu rậm, tóc dài chấm gót. Các cố lão ở địa phương kể lại,
“tứ kiệt” đều có biết tài chạy rất nhanh và nhảy cũng rất cao. Có lần
gặp bất trắc, để thoát thân, một trong bốn ông đã cặp thêm bên nách
một cháu nhỏ khoảng 10 tuổi, chạy vun vút như tên, tóc xổ ra phất
phới như lá cờ.
Cả bốn ông đều là lính đồn điền, thuộc cấp của Thiên hộ Võ
Dưy Dương và Phó tướng Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Khi lực lượng
nghĩa quân của Thiên hộ Dương tan rã, các ông Long, Thận, Rộng,
Đước tiếp tục đứng ra lãnh đạo nghĩa quân, chọn vùng Cái Bè, Cai
Lậy làm địa bàn hoạt động.
Tuy nghĩa binh của “tứ kiệt” chỉ được trang bị ban đầu toàn
vũ khí thô sơ, chủ yếu là giáo mác, gậy gộc, nhưng nhờ biết áp dụng
chiến thuật dân gian, biết vận dụng nhiều “mưu thần chước quỷ” để
nàng lên thành chiến thuật, kỹ thuật trong chiến đấu theo kiểu “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” (nghĩa là về mục tiêu, nguyên tắc thì bất di
bất dịch, còn hình thức, biện pháp thì căn cứ vào tình hình thực tế để
xử lý kịp thòi các vấn đề đặt ra một cách linh hoạt, mềm dẻo); lấy ít
đánh nhiều, gây thương vong tại chỗ, hoặc nếu không may bị vây,
ví thì biết sáng tạo nhiều hình thức “gói quân”, đồng thời thiết đặt
chướng ngại theo kiểu “ma ma phần phật”, nhằm gây cản trở, hoặc
làm giặc phải nghi sợ, tiêu diệt sinh lực địch, hoặc nhẹ lắm cũng
làm tiêu mòn dần sức hung hãn mỗi khi chúng triển khai đội hình,
227