Page 261 - nam bo xua va nay
P. 261

thời kỳ khai phá không nhiều, chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Điều
                     ấy  cũng  dễ  hiểu,  bởi  nó  quá táo  bạo,  bất  ngờ, lại  “mới  quá” nên
                     ngay cả những nhà tân học cũng không tránh khỏi ngỡ ngàng, sửng
                     sốt.

                           Các tác giả Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Hồ Văn Hảo,
                     Khắc Minh, Liên Hương, Hoàng Xuân Mộng, Vân Đài, Minh Tâm,
                     Vi Ngã, Nguyễn Nhiều... là những người hưởng ứng tiêu biểu. Nếu
                     Nguyễn Thị Kiêm đã nhiều lần đăng đàn diễn thuyết (ứng khẩu mà
                     diễn), cổ vũ, đứng mũi chịu sào đầy nghị lực để “đáp lại những lời
                     chỉ  trích’  tại  Hội  Khuyến  học  Sài  Gòn  vào thượng tuần  tháng 5-
                     1932, 26-3-1933, và ngay trên tờ Phụ nữ tân văn, thì thi sĩ Hồ Văn
                     Hảo với những bài thơ mới của ông luôn luôn được nữ sĩ trân trọng
                     nhắc đến. Người nữ biên tập này xem Hồ Văn Hảo là người đã dũng
                     cảm nhất đối với phong trào, bởi đó là những bài thơ chẳng những
                     mới về hình thức về nội dung mà còn mới về đề tài.
                           Hồ Văn Hảo không làm thơ theo kiểu “bằng bằng, trắc trắc”,
                     không dùng sáo ngữ, điển tích, không đưa ra những đề tài có tính
                     bài bản, cũng không than thân trách phận cho riêng mình, mà quyết
                     tâm làm một tấm gương phản chiếu, từng mảng đời, từng góc cạnh
                     trong tâm hồn. Có khi quý trọng bản chất hồn nhiên của tuổi thơ, có
                     khi phản ánh cuộc đời đen tối cơ cực của người cùng đường...
                           Lần đầu tiên, ông (và những người đồng thuyền) đã làm cho
                     những cái  “vốn không là thơ” trở thành đối  tượng của thơ, mở ra
                     một chiều hướng sáng tác hiện thực.

                          Chúng ta hãy đọc lại một trong những bài thơ của ông:
                                         CON NHÀ THẤT NGHIỆP

                                   Ngọn đèn leo lét,


                     284
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266