Page 308 - nam bo xua va nay
P. 308

Với kỹ thuật của một nghệ thuật cao, họ vừa vỗ trống vừa múa. Khi
   nhún nhảy toàn thân, lúc nâng cao, xoay chuyển nhanh nhẹn, trông
   thật ngoạn mục.  Với  họ, cái trống treo trước ngực, vừa là nhạc cụ
   đệm, vừa là đạo cụ múa, được sử dụng rất nhuần nhuyễn, điêu luyện.
         Với  tiết mục đua ghe ngo  (tuk ngua)  trên đất, các vận động
   viên vừa khéo kết họp nhịp nhàng giữa các động tác bơi bằng tay
   (múa-quơ “cây dầm” bơi khơi trong không khí)  và chạy bằng chân
   (vì  đua trên cạn  -  “ghe”  và “dầm”  đều  được  xem  là đạo cụ),  còn
   miệng thì la “dơ, dơ” hoặc “dơ môn, dơ môn” theo nhịp trống, còi,
   hoặc phòng la của người “nhạc trưởng” chỉ huy.
         Tục  chỉ  diễn  ra  trong  những  năm  liên  tiếp  bị  hạn  hán,  mất
   mùa, tất cả kênh rạch đều khô cạn, nên phải đua ghe trên đất cho...
   “động trời” sau khi  bà con đã thành tâm dâng cúng nhang đèn,  lễ
   vật tại miếu ông Tà (Neak Tà) để nhờ ông đề đạt nguyện vọng  “xin
   nước mưa” lên đấng quyền năng tối cao. Ghe dùng trong lễ “Umtưk
   lơ kok” này được tượng trưng bằng một  cái vòng bẹ chuối đơn sơ,

   dài khoảng 2 mét. Cứ 2 người  1 ghe. Họ dùng dây gióng “ghe” lên
   cổ, mội “vận động viên” cầm một “cây dầm” bằng cọng tàu lá chuối
   hoặc nhánh nhỏ.  Vừa chạy khắp các thửa ruộng theo một lộ trình
   tùy hứng, vừa múa vừa hát nói những lời cầu khẩn bắt vần theo lối
   ứng khẩu, mang nội dung xin ông trời ban cho nước mưa để gieo sạ,
   ruộng đồng được xanh tốt. Tục thì vậy,  nhưng để trang trí “ghe ra
   ghe” hai  đội  nam và nữ phật tử của chùa xẻo Me “Hiện đại  hóa”
   cho gần với hình ảnh những chiếc ghe ngo thật mà chúng ta thường
   thấy, nhưng vẫn là ghe ngo không đáy, đặng... chạy bằng chân.

         Đua ghe ngo trên đất  là tiết mục lạ mắt, khắc họa lại dấu ấn
   một tập tục xa xưa của nền nông nghiệp lúa nước, đến nay đồng bào
   vẫn còn trân trọng bảo lưu song song với loại hình đua ghe ngo thật



                                                               335



 L
   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313