Page 311 - nam bo xua va nay
P. 311

Đã buộc  các  tờ báo khác  phải  tham chiến,  nếu  không thì  tờ
                báo mình không ai thèm đọc mà chết ngủm!

                      Nhân có sự việc của một bà quận  nọ ở miền  Hậu Giang, Lê
                Sum đã cho ra mắt thiên tiểu  thuyết:  Đỗ Thập Nưong nhằm công
                kích gián tiếp bà quận này. Đã thu hút được nhiều độc giả cho báo
                Công luận, đến nỗi tờ báo còn chạy trên khuôn, mà độc giả đã sắp
                hàng dài đứng đợi trước tòa báo để mua.

                      Thấy  đồng  nghiệp  làm  ăn  phát đạt,  Lê  Hoằng  Mưu  lấy bút
                hiệu là Mộng Huê Lầu ở báo Lục tinh tân văn đã viết một loạt bài,
                viện mọi lý lẽ bênh vực cho bà lớn Đỗ Thập Nưong, đã lôi kéo được
                độc giả cho báo mình rất nhiều.
                      Sau đó còn có các cuộc bút chiến khác giữa hai tờ báo Công
                luận và Nam Trung nhật báo. Nhưng nhìn lại, độc giả lúc bấy giờ
                hoan nghênh nhất là các bài  báo của Lê Hoằng Mưu, vì trong các
                cuộc bút chiến ông đều giành thắng lợi.
                      Nhưng qua năm  1915-1916, ông Lê Hoằng Mưu bị hạ bỏi một
                đồng nghiệp khác trên báo Công luận, núp duới bút danh: Hốt Tất Liệt!

                      Hốt Tất Liệt rất táo bạo đứng ra thề với độc giả của mình là
                đánh cho Lê Hoằng Mưu hạ đài ngay từ hiệp đầu. Bài đầu tiên của
                Hốt  Tất  Liệt  là  xin  Chính  phủ  phải  chú  tâm  trừ khử những  tiểu
                thuyết  nhảm  nhí làm  đồi  phong bại  tục.  Đến bài  thứ hai,  Hốt Tất
                Liệt cho lôi ngay ra quyển Hà Hưong Phong Nguyệt của Mộng Huê
                Lầu, và xin chính phủ cấm lưu hành.  Qua tuần sau, đã thấy Chính
                phủ tịch thu  tất cả các  quyển  sách của Mộng  Huê  Lầu  Lê Hoằng
                Mưu. Thế là Hốt Tất Liệt toàn thắng!

                      Nhưng Hốt Tất Liệt là ai? Mãi sau này độc giả mới biết đó là
                một bút danh của Nguyễn Háo Vĩnh.

                                                               {Xưa & Nay 5/97)
                338
   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316