Page 313 - nam bo xua va nay
P. 313
y ào thế kỷ XVII, Tiền Giang cũng như toàn Nam bộ được
người Việt từ miền ngoài (Trung-Bắc) vào khai phá. Trong
số những người Việt tiền phong này có những thây đồ, có
người đã từng đỗ đạt, làm ra quan, bị “thất cơ lỡ vận” ở quê hương
cố cựu, vào Tiền Giang tìm chốn nương thân. Tại vùng đất mới,
những thầy Đồ này mở lớp dạy học. Chẳng hạn như trường họp của
cụ Phạm Đăng Xương. Cụ ở gốc Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) dẫn
cả gia đình vào định cư ở Gò Rùa (giồng Sơn Quy - Gò Công - TG).
Tại đây, cụ chiêu tập dân chúng khai phá đất hoang, mở mang sản
xuất, khiến nơi này ngày càng thịnh vượng. Vốn là một nhà Nho
học, thấy nhân dân tụ tập mỗi ngày thêm đông, cụ bèn mở trường
dạy học, thu nhận rất nhiều môn sinh. Thuở ấy, người ta tôn cụ là
“Kiến Hòa Tiên sinh”. Sau khi cụ mất, người con của cụ là Phạm
Đăng Long tiếp tục nối nghiệp cha, làm nghề dạy học. Cụ đã đào
tạo được nhiều người hiển đạt như Võ Văn Lượng, Nguyễn Văn
Hiếu, Mạc Văn Tô, Nguyễn Hoài Quỳnh, Phạm Đăng Hung v.v...
Càng về sau, hệ thống giáo dục ở Tiền Giang càng được phát
triển. Bên cạnh những trường lóp dân lập; chính quyền quân chủ
nhà Nguyễn, dưới triều vua Minh Mạng, đã cho thành lập hệ thống
trường học công lập ở tỉnh, phủ, huyện. Đó là các trường học:
- Trường học tỉnh ở thôn Bình Tạo (nay thuộc các phường 4,
6 - TP Mỹ Tho) được lập năm 1826.
- Trường học phủ Kiến An ở thôn Tân Hiệp (nay là huyện ly
Châu Thành) được mở năm 1833. Trường này kiêm lãnh luôn trường
học huyện Kiến Hưng.
- Trường học huyện Kiến Hòa (thuộc phủ Kiến An) ở thôn
Tân Hóa (nay thuộc xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo) được mở
năm 1835.
340