Page 314 - nam bo xua va nay
P. 314

- Trường học phủ  Kiến Tường ở thôn Mỹ Trà (nay thuộc thị
   xã Cao  Lãnh  -  tỉnh Đồng Tháp)  được  mở năm  1838,  Trường  này
   kiêm lãnh luôn trường học huyện Kiến Phong.

         -  Trường  học  huyện  Kiến  Đăng  (thuộc  phủ  Kiến  Tường)  ở
   thôn Mỹ Trang  nay thuộc thị trấn Cai Lậy) được mở năm  1838.
         Kể từ khoa thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Nam bộ năm
   1813  đến  khoa thi  cuối  cùng  năm  1864,  nhà Nguyễn  đã tổ  chức
   được  tất cả 20 khoa thi  ở Nam kỳ;  và có  270  người  đỗ  cử nhân.
   Trong 20 khoa thi đó, ở khoa thi nào, Tiền Giang cũng có thí sinh
   trúng tuyển với 44 cử nhân.
         Trong từng khoa thi, số thí sinh là người “Tiền Giang chiếm tỉ
   lệ khá cao; như khoa thi năm  1840 lấy 6 cử nhân thì Tiền Giang đã
   có 3 người đỗ (chiếm tỉ lệ 50%), khoa thi năm 1858 lấy  10 cử nhân,
   trong đó Tiền Giang có 4 người (chiếm tỉ lệ 40%); khoa thi 1828 lấy
   16 cử nhân, Tiền Giang có 6 người đỗ (chiếm tỉ lệ 37,5%); khoa thi
   năm  1842 lấy  16 cử nhân, Tiền Giang có 5  người  đỗ  (chiếm tỉ lệ
   35%). Đặc biệt, có gia đình, cha và con cùng đỗ cử nhân. Đó là Âu
   Dương Xuân đỗ cử nhân hạng 9 khoa năm 1842 và con là Âu Dương
   Lân đỗ cử nhân hạng 5  khoa năm  1858, Tiền Giang cũng có  một
   người đỗ tiến sĩ. Đó là Phan Hiển Đạo đỗ khoa thi Hội năm 1856 tại
   trường Thừa Thiên. Tên được khắc vào bia tiến sĩ ở kinh thành Huế.
   Được biết, số người đỗ tiến sĩ hồi nửa đầu thế kỷ XIX ở Nam kỳ chỉ
   đếm trên đầu ngón tay.

         Với số người đỗ đạt như thế, trong đó có nhiều người đỗ cao,
   đã phản ánh phần nào tình hình và chất lượng giáo dục đương thời
   ở Tiền Giang. Có thể nói rằng, Tiền Giang là một trong những trung
   tâm giáo dục ở Nam bộ ngay từ rất sớm, ít nhất là từ đầu thế kỷ XIX
   trở đi.


                                                               341
   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318   319