Page 368 - nam bo xua va nay
P. 368

hội  Nghinh  Ông (Cần  Giờ,  TP  Hồ Chí  Minh)...  chủ  yếu  của ngư
  dân  miền  biển  (do  người  Việt  tiếp  thu  từ tín  ngưỡng,  tập  tục  của
  người Chăm...).v.v.

        Đáng chú ý là trong các tiểu vùng  văn hóa ấy,  những Lễ hội
  lớn nhất Nam bộ như Lễ hội Bà Chúa Xứ - Núi Sam, Châu Đốc (An
  Giang, thuộc tiểu vùng văn hóa miền Tây Nam Bộ) hoặc Lễ hội Bà
  Đen  -  Linh Son  Thánh Mẫu  (Tây  Ninh,  thuộc  tiểu  vùng  văn  hóa
  miền Đông Nam Bộ) là những Lễ hội tiêu biểu của tiểu vùng và của
  cả vùng với các khía cạnh đặc thù của địa phưcmg như về dân tộc
  (Việt, Hoa, Khmer, Chăm...), về tôn giáo tín ngưỡng (Phật, Khổng,
  Lão,  Cao  Đài,  Bửu  Son  Kỳ  Hưong  và  các  tín  ngưỡng  dân  gian
  khác...),  về địa lý (biên  giới, núi  non...),  về lịch sử (vùng đất sớm
  được khai phá và in dấu nhiều sự kiện lịch sử). Trên khía cạnh này,
  người ta có thể liên hệ giữa An Giang và Tây Ninh ở vùng biên giới
  phía Tây  Nam  nước  ta với  Lào Cai  ở vùng  biên  giới  phía Bắc,  là
  những vùng hội lưu văn hóa nhưng hoàn toàn không phải là con số
  cộng các giá trị văn hóa. Tất nhiên khác với Lào Cai về bề dày lịch
  sử cùng  một số yếu tố khách quan, chủ quan khác, sự hội lưu văn
  hóa ở An Giang và Tây Ninh thông qua các trọng điểm văn hóa như
  Lễ hội Bà Chúa Xứ -  Núi Sam và Lễ hội Bà Đen -  Linh Son Thánh
  Mẫu vẫn có những nét đặc thù nhất định của nó về bản sắc văn hóa
  (tộc  người),  về mô típ và hình  thức,  nội  dung hoạt động  (thể loại
  VHDG).v.v...



     Chủ thích:

     (1) Trần Quốc Vượng (chủ biên):  Cơ sở văn hóa  Việt Nam;  NXB Giáo
     dục;  1997; tr. 223



                                                               397
   363   364   365   366   367   368   369   370   371   372   373