Page 366 - nam bo xua va nay
P. 366
nhiều nơi tại miền Bắc... được phản ánh trong LHDG của người
Việt ở Nam bộ qua tục thờ đá nguyên thủy tiếp thu từ người Chăm
Bà la môn (Siva), người Khmer (Neăk Tà)... cụ thể hóa thành biểu
tượng Linga (và có thể có cả Yoni) bẽn cạnh tượng bà trong miếu
Bà Chúa Xứ - Núi Sam (Châu Đốc, An Giang); hoặc, nó cũng có
thể gắn kết với các nghi thức, nghi vật biểu trưng tiếp thu từ các
điệu múa Chăm của On Ing (Ong Bóng) và Muk Pajâu (Bà Bóng)
để làm thành những nội dung trong tiết mục múa, hát bóng rỗi của
các nghệ nhân đồng bóng thường xuyên xuất hiện trong các lễ hội,
đặc biệt là ở các ngôi miếu lớn nhỏ tại khắp vùng Nam bộ...
Nhìn chung trong hệ thống LHDG thuộc vùng vãn hóa Nam
bộ, người ta thấy rằng, sự giao tiếp VHDT chủ yếu diễn ra giữa
những tộc người có trình độ kinh tế - văn hóa tương đương và tương
đồng nhau với những thông số văn hóa gần nhau và có thể ảnh
hưởng lẫn nhau, ví dụ Việt - Chăm (Lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội thờ
cá voi...), Việt - Hoa (Lễ hội Lê Văn Duyệt, Lễ hội Bà Thiên Hậu...),
Việt - Khmer (Lễ hội Bà Đen...) và các yếu tố Việt-Hoa-Chăm-
Khmer... có thể đan xen nhau ngay trong từng lễ hội như vậy. Ngược
lại, sự ảnh hưởng đó khó xảy ra giữa các tộc người có trình độ kinh
tế - xã hội chênh lệch nhau, nhất là đối với các tộc có trình độ cao
hơn, ví dụ trong LHDG của người Việt ở tỉnh Sông Bé cũ (Bình
Dương, Bình Phước ngày nay) và tỉnh Đồng Nai người ta ít thấy có
sự ảnh hưởng của văn hóa các tộc thiểu số tại đây (Stiêng, Mnông,
Chơro.v.v.) mặc dù họ sống khá gần gũi nhau. Tuy vậy, toàn bộ hệ
thống LHDG của các tộc người nơi đây với các đặc điểm giao tiếp
VHDT của nó đều có thể góp phần vào việc hình thành nét đặc thù
của vãn hóa vùng, tiểu vùng, và cả của các địa phưong trong vùng
theo cách thức là “trên thực tế, giữa các vùng, các địa phương luôn
luôn tồn tại những không gian chuyển tiếp, mà ở đó ta thấy những
395