Page 365 - nam bo xua va nay
P. 365

Xứ ở núi Sam - Châu Đốc. Tất cả các bà đều là một Mẹ duy nhất
                 trong tâm thúc của tín ngưỡng và tập tục thờ Mẫu của người Việt”(2).
                 Tuy  vậy,  khi  xem  xét kỹ,  người  ta vẫn  có  thể tìm  thấy trong các
                LHDG gắn với tín ngưỡng và tập tục “thờ Mẫu” ở Nam bộ có những
                nét đặc thù nhất định so với miền Bắc. Các “Mẫu” tiêu biểu ở miền
                Bắc như Mẫu Thượng Ngàn,  Địa Mẫu cho tới Mẫu Liễu Hạnh và
                Tam  Phủ,  Tứ Phủ...  vốn  có  nguồn gốc  xuất xứ từ tín  ngưỡng thờ
                Mẫu nguyên thủy của người Việt sau đó do sự tác động mạnh mẽ
                của các yếu tố lịch sử và tôn giáo, đặc biệt là Lão giáo để trở thành
                những Mẫu mang tính chất “cứu thế” như một bà tiên, thánh thiêng
                liêng trong tâm thức truyền thống của đông đảo cộng đồng người
                Việt và mang màu sắc  “rất  Việt”! Trong khi đó, các  “Mẫu” điển
                hình ở Nam bộ chủ yếu là được người Việt tiếp thu hoặc chịu ảnh
                hưởng từ các dân tộc hoặc tôn giáo khác nhau như : Chăm (Thiên Y
                a na, Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ...), Hoa (Bà Thiên
                Hậu...), Phật giáo (Bà Quan Âm...), Khổng giáo (Bà Ngũ Hành...),
                Lão  giáo  (Bà  Cửu  Thiên  huyền  nữ...),  hoặc,  “phức  hợp”  hon  với
                nhiều yếu tố dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau trong một “Mẫu”'
                (Bà Đen,  Bà  Cô...).v.v.  Đáng  lưu  ý  là các  “Mẫu”  vừa nêu  có  thể
                chiếm vị trí và tác động khá sâu, rộng trong đời sống tinh thần cộng
                đồng ở Nam Bộ, không chỉ riêng noi người Việt mà còn nơi nhiều
                dân tộc khác, với tư cách có thể vừa là nữ thân độ mạng (hộ mệnh)
                cho nữ giới  trong  từng  gia đình (Cửu  Thiên  huyền nữ,  Quan Ám,
                Chúa  Tiên,  Chúa Ngọc...)  hoặc, cũng có thể là “Bà Chúa” của cả
                một cộng đồng, một vùng rộng lớn (Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Cô...).

                      Bên cạnh tín ngưỡng và tập tục thờ Mẫu, bóng dáng của tín
                ngưỡng phồn  thực,  một dạng biểu  hiện của “đa thần  giáo”  người
                Việt  cổ,  sau  đó  trở  thành  các  tập  tục  (thường  gắn  với  sinh  hoạt
                LHDG) như thờ sinh thực khí,  cướp nõ nường,  utắt đèn ” diễn ra ở


                394
   360   361   362   363   364   365   366   367   368   369   370