Page 367 - nam bo xua va nay
P. 367
đặc trung khác nhau tiếp nhận từ hai vùng, hai trung tâm khác
nhau”(3).
Ví dụ, ở các tỉnh thuộc tiểu vùng văn hóa miền Đông Nam hộ
(gồm cả TP Hồ Chí M inh): người ta thấy bên cạnh lễ hội ở các ngôi
đình, đền, lăng, miếu (cùa người Việt), Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu,
Lễ hội ở chùa Ông Bổn (của người Hoa) tại khắp vùng thị tứ lẫn
nông thôn... còn có cả những Lễ mừng com mới, Tết Chôl Chnam
Thmây (của người Khmer), đồng thời cũng có cả Lễ “cúng lúa” với
tục đâm trâu, Lễ Pơ thi (Bỏ mả), Lễ “Thôi tai” (của người Stiêng).v.v.
ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, Bình Phuức, túc những địa phương
thuộc khu vực “đệm” của vùng văn hóa Nam bộ vói Nam Trung bộ
và Tây nguyên.
Tương tự, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thuộc tiểu
vùng văn hóa miền Tây Nam bộ, cũng có thể được xem là khu vực
“nối” giữa Nam bộ - Việt Nam và Cam-pu-chia: ngoài hệ thống lễ
hội của người Việt, người Hoa ở khắp các đình, đền, chùa, miếu,
một số lễ hội tôn giáo Hồi giáo Islam của người Chăm ở quanh khu
vực Tân Châu, Châu Đốc (An Giang)... còn có các lễ hội sôi động
của nguời Khmer như Choi Chnam Thmây và Ôk Om Bok (với Hội
đua ghe Ngo), Đôn ta (với Hội đua bò).v.v.
Trong từng tiểu vùng văn hóa như vậy, lại có nhiều màu sắc
văn hóa địa phương với những lễ hội tiêu biểu phản ánh đặc điểm
các quá trình giao tiếp VHDT tại địa phương đó gắn với một môi
trường, hoàn cảnh địa lý, lịch sử, một cộng đồng người nhất định.
Chẳng hạn, Lễ hội lăng Lê Văn Duyệt (Bà Chiểu - Bình Thạnh, TP
Hồ Chí Minh) và Lễ hội Bà Thiên Hậu (Thủ Dầu Một, Bình Dương
hoặc Cai Lậy, Tiền Giang)... chủ yếu của cộng đồng người Hoa và
người Việt, Lễ hội Dinh Cô (Long Hải - Bà Rịa, Vũng Tàu) và Lễ
396