Page 63 - nam bo xua va nay
P. 63

Nhờ vậy, dưới thời Gia Long, Phú Quốc hết sức phồn thịnh,
    dân số tăng đông, gồm  12 thôn thuộc<8). Nhiều khoảnh ruộng lúa
    và vườn cây ăn trái bao phủ rộng khắp. Thuyền buôn các noi (Chân
    Lạp, Hải Nam, Hội An, Biên Hòa...) đến mua bán rất đông. Riêng
    Phú Quốc có một đội thương thuyền mang thổ sản  đến tận  miền
    Trung và liên lạc với cả bờ biển Trung Hoa, triều đình lúc bấy giờ
    đã  đặt  một  bộ  phận  hành  chánh  và  lực  lượng  quân  sự riêng  để
    quản lý nơi này.
          Dưới  thời  Minh  Mạng-  Thiệu  Trị,  quân  Xiêm  thường  kéo
    sang  đánh phá  Phú  Quốc.  Lực  lượng  quân  phòng  trú  ở đây  suy
    yếu  dần.  Một  phần  dân  chúng  bị  mang  đi  cầm  tù  ở Xiêm,  một
    phần  bỏ  trốn  sang  đất  liền  hay  vào  rừng  ẩn  náu.  Phú  Quốc  bị
    hoang phế dần. Rừng xanh ra sức phủ lại làng xóm, phố chợ, làm
    biến mất dần dấu vết khai phá.
          Năm  1868,  anh  hùng Nguyễn Trung Trực  chọn  Phú  Quốc
    làm căn cứ chống Pháp.  Phú  Quốc được chứng kiến những  hoạt
    động chiến đấu cuối cùng của ông trên đảo(9).

          Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và bị hành quyết năm (1868)
    thì  có  thể coi  quần  đảo  Phú  Quốc  bị  đặt dưới  quyền  cai  trị  của
    Pháp hoàn toàn<10). Sau khi đến, người Pháp tìm hiểu rất kỹ về đảo
    này, bằng nhiều lần khảo sát thực tế.

          Các bản phúc trình của viên thanh tra người Pháp Ô.Hersene
    (1869,1872)  mô tả lại  hiện trạng cũng  như sinh hoạt của cư dân
    thuở ấy với nhiều chi tiết cụ thể:(n)
          _ “ Về phương diện hành chánh, Phú Quốc chia làm hai làng
    Hàm  Ninh  vả  Gian  Đông  (Dương  Đông)".  “Nhả  cửa  ở Dương
    Đông rất sạch sẽ,  biểu lộ mức sinh hoạt sung túc". Ớ Hàm Ninh



                                                                  69
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68