Page 9 - nam bo xua va nay
P. 9
3. KIẾN GIẢI THỨ BA: sự TRÙNG HỢP GIỮA TÊN ĐẤT VÀ TÊN
NGƯỜI
Năm 1620, quốc vương Chân Lạp Prea Chey Chetthacầu thân
với chúa Nguyễn (chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên), xin cưới công
chúa Ngọc Vạn, lập làm hoàng hậu. Ngọc Vạn công chúa đem theo
nhiều người Việt về kinh đô Oudong, lập xưởng thợ, mở tiệm buôn.
Chúa Nguyễn gửi quân lính, thuyền chiến và vũ khí giúp Chân Lạp
chống lại các cuộc xâm lấn của vua Xiêm, đổi lại, vua Chân Lạp
cho phép lưu dân người Việt tới lập nghiệp trong mấy tỉnh thưa dân
phía đông nam vương quốc. Chúa Nguyễn khuyến khích người Việt
vào làm ăn, lập ra sở thuế ở Sài Gòn, cử tướng lĩnh đến đóng đồn
giữ gìn trật tự. Xứ Mô Xoài, Bà Rịa được xem là địa dầu vùng Biên
Trấn, nơi những lưu dân người Việt đầu tiên đặt chân khai phá vùng
đất Nam bộ.
Kể từ thời điểm ấy, các đợt Nam tiến của người Việt vào Mô
Xoài ngày càng đông. Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu
Cảnh vào Nam kinh lược, lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập
xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long (dinh Trấn Biên) lập xứ Sài
Gòn làm huyện Tân Bình (dinh Phiên Trấn). Khi ấy, theo biên kê sổ
đinh, cả vùng Sài Gòn, Đồng Nai có 40 ngàn hộ, ước tính 200 ngàn
dân. Xứ Mô Xoài (Bà Rịa) khi đó thuộc phủ Phước An, sau đổi
thành huyện Phước An, làng xã đã tương đối ổn định.
Địa bạ lập ra sau khi bà Rịa qua đời hơn 70 năm (theo truyền
thuyết), nhưng cũng để lại nhũng con số đáng suy nghĩ cho chúng ta
về thực chất khai phá, quản lý và sử dụng đất đai thời ấy.
Theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí thì sông Xích Lam
chính là sông Ray mà hạ lưu phía đông của nó bao gồm các xã vùng
Long Điền, Đất Đỏ ngày nay (trong đó có cả địa phận của 2 xã Hòa
10